Xót xa phận người màn trời chiếu đất giữa Thủ đô
GiadinhNet - Đô thị mới mọc lên ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc xóa sổ dần những khu nhà “ổ chuột” của người lao động. Những mảnh đời khốn khó ấy lại phải sơ tán khắp mọi ngõ hẻm chật chội. Đông về, cuộc sống của họ giữa chốn phồn hoa đô hội càng chật vật, vất vả hơn.

Theo bà, 6 tuổi cháu chưa được đến trường
Bà Thìn, 62 tuổi, chồng mất, năm 2012 con gái duy nhất của bà cũng theo chồng sang Angola làm xuất khẩu lao động, để lại đứa con mới 2 tuổi cho bà. Cháu nhỏ ốm liên miên, ở quê không có việc, con gái cũng không thấy gửi tiền về thuốc thang, bà đành ôm cháu từ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ra Hà Nội kiếm sống dù biết sẽ phải ở nhà “ổ chuột”. Bà Thìn than thở: “Chúng nó đi năm đầu tiên còn liên lạc về nhà, sau đó không thấy tăm hơi, không biết có phải sang Angola thật không. Chúng nó bỏ con “ăn vạ” bà 3 - 4 năm rồi”.
Bà Thìn với đứa cháu 6 tuổi đang tá túc tại xóm trọ dành cho người lao động ở gần hồ Hoàng Cầu, thuộc quận Đống Đa. Sáng sớm bà Thìn chờ sẵn ở các cửa phòng rác của các khu chung cư, rồi xin nhân viên môi trường cho nhặt các lon bia, đồ kim loại, giấy và tất cả những gì cửa hàng đồng nát nhập là bà nhặt ra trước khi chúng được tống vào xe rác.
“Họ đi lấy rác thường vào buổi sáng và cuối giờ chiều. Tôi đón sẵn ở các cửa hầm rác xin các cô chú nhân viên môi trường nhưng cũng có nơi người ta không cho”, bà Thìn cho biết. Bà mới bước qua tuổi 60 nhưng vẻ ngoài già hơn rất nhiều so với tuổi, da nhăn nheo, đen sạm nhưng bà còn khỏe lắm. Bà bảo: “Ơn trời, lâu rồi chưa biết ốm đau, chỉ có đứa cháu hay ốm vặt. Năm nay, nó đến tuổi đi học rồi, nhưng chưa được đến trường. Ở quê cũng không có ai thân thích mà gửi cháu về đi học. Bố mẹ nó có tội với con, nhưng tội bà cũng to, tội không đưa nó đến trường. Tôi biết thế nhưng chưa biết tính thế nào”. Dù cuộc sống cơ cực nhưng bà Thìn vẫn bảo hoàn cảnh của bà còn “sướng hơn nhiều người”?
Cùng “nghề” nhặt rác trong xóm trọ với bà Thìn là vợ chồng ông Hoan, 68 tuổi ở Khoái Châu, Hưng Yên. Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoan than thở: "Kiếm sống ngày càng khó khăn, bây giờ may ra kiếm được 40.000 - 50.000 đồng/ngày. Hai vợ chồng già làm lụng cả ngày, chi tiêu chắt chiu mà cả tháng chỉ dư khoảng 400.000 đồng”.
“Góp mãi được hơn 4 triệu thì hôm trước bà nhà tôi bị ngã gẫy chân thế là tiêu hết. Giờ chỉ mình tôi đi làm, bà ấy chưa đi lại được. Một người già đi nhặt rác nuôi thân đã khó, lại phải nuôi hai người, oải lắm”, ông Hoan vừa nói vừa cười, tiếng cười tếu táo lạc quan nhưng làm xót xa lòng người nghe…
10.000 đồng/người cho một tấm phản qua đêm

Năm nay mùa đông về muộn, nhưng ở đâu đó nhiều người vô gia cư tại Hà Nội vẫn chịu cảnh trời là màn, đất là chiếu, vỉa hè, nắp cống, gầm cầu làm nhà. Theo chân những nhà hảo tâm đi tặng quà cho những mảnh đời khốn khó vào lúc 1 - 2h sáng mới hiểu hết nỗi khổ của những con người ấy.
Thu Trang, thành viên trong nhóm từ thiện cho hay, phải chọn thời điểm đêm muộn, thời điểm này mới kết thúc một ngày làm việc của họ. Chỉ lúc này, những người vô gia cư mới ẩn mình ở một nơi nào đó, có thể là sau tấm bạt, bên góc cống, bụi cây.
Nằm thu lu một góc trong lán trọ ở đường Nguyễn Phúc Lai, ông Nguyễn Văn Sâm nói: "Hôm nay trời có nắng, đêm không lạnh, mấy hôm trước trời lạnh chỉ đắp áo thôi". Ông Lai năm nay 63 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc, ông ra Hà Nội sinh sống từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Ông Sâm cho hay, nhiều năm nay ở trong lán trọ có các anh chị em đông vui, đỡ buồn. “Cái thời Hà Nội còn nhiều vùng vắng vẻ, cây cối mọc tự nhiên, tôi toàn ngủ trong đó, chẳng phải giường, chẳng phải chăn chiếu gì cả. Hôm nay nghe đài báo đầu tháng 12 này trở rét đậm, nghe mà thấy lo”.
"Tôi sống ở đây hơn 30 năm chưa một lần trở lại quê vì không có gia đình và người thân ở đó nữa. Tôi cũng có 1 cô con gái nhưng vợ tôi ôm con bỏ đi mấy chục năm rồi không biết con mình giờ thế nào nữa", ông Lai tâm sự. Chỗ chui ra, chui vào và cô con gái là hai nỗi băn khoăn lớn của ông, khi ngày càng tuổi cao, sức yếu. Ông lo sau này chết đi không có đất chôn. “Tôi không còn quê, nơi này cũng chỉ là trú ngụ. Rồi đến ngày chết đi, ai chôn mình? Chôn ở đâu?”, ông nói đầy trăn trở.
Trong khu trọ nghèo ở Hoàng Cầu, căn nhà của những người nhặt rác tối tăm, chật chội, mái nhà phải gia cố lại, chỗ che bằng tấm ván, chỗ bằng tấm bạt. Không gian sống chỉ gói gọn trong một chiếc phản kê cho mỗi người với giá 10.000 đồng/đêm. Xung quanh những chiếc giường ấy ngập đồ phế thải. Không khí trong những căn lều ấy lúc nào cũng có mùi nồng nồng, ngai ngái của rác theo cả vào những bữa cơm tạm bợ, những giấc ngủ chưa bao giờ trọn vẹn.
Bà Tẹo, cư dân của xóm này cho biết: “Tôi đi bán hàng rong khi tận đêm, nói chung là ngày nào cũng phải làm bất kể nắng hay mưa. Khuya về chỉ xoa chân vào nhau rồi lên giường ngủ. Cái mùi rác thum thủm này đã quá quen rồi”.
Trưa ngày hôm sau, gặp bà ở một quán ăn trong ngõ đường Trần Huy Liệu, quận Ba Đình đang bê sạp hàng rong, mời bà bát bún, bà vui vẻ nhận lời: “Chú là người quen, người quen bà mới ăn chứ lạ thì không đâu”. Cụ bà nhận làm người quen chỉ sau cuộc gặp ngắn ngủi đêm qua tại lán trọ cũng để biết người quen xung quanh bà không nhiều.
Sau những đêm đông giá lạnh, những người lao động lam lũ này lại hối hả đạp xe, hối hả ra đường đi làm trong gió lạnh. Họ chỉ mặc trên người chiếc áo mỏng manh, vậy mà trò chuyện với chúng tôi ai cũng mong những chiếc áo mỏng ấy có thể đẫm mỗ hôi trong ngày đông lạnh, vì có mồ hôi nghĩa là ngày hôm đó họ “bội thu” hơn bình thường.
Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
Xã hội - 37 phút trướcGĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 16 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 16 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 17 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 18 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.