Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xung quanh Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dân số sửa đổi (điều 10): Hiểu đúng, viết đúng

Thứ sáu, 08:21 12/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Như chúng tôi đã đưa tin vào sáng hôm qua (11/3) về việc một số trang web, báo điện tử viết thêm, tự giải nghĩa nhóm đối tượng 2 của Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số) khiến độc giả có thể hiểu nhầm.

 
Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ xung quanh vấn đề này.
 
Một số báo điện tử, trang web đã đưa nội dung viết thêm, tự giải nghĩa nhóm đối tượng 2 của Điều 2 Nghị định. Ý kiến của ông về vấn đề này?

TS Dương Quốc Trọng.

- Tôi thấy rất buồn khi Nghị định mới được Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành ngày 8/3 thì ngày 10/3 một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng Nghị định không chính xác. Chính vì thế đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt ở khoản 2, Điều 2 của Nghị định. Tại khoản 2, Điều 2 của Nghị định (hay còn gọi là nhóm đối tượng thứ 2 được coi là "không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con") đã được nêu rất rõ là: "Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên". Tuy nhiên, một số báo lại viết thêm một đoạn đằng sau "có nghĩa là họ tiếp tục được sinh lần 2, cho dù số con của họ trên thực tế đã vượt quá 2" - đây là sự suy diễn hoàn toàn không đúng. Quả thật, đây là một sự việc rất đáng tiếc, phóng viên nào đã tự thêm một đoạn vào một văn bản quy phạm pháp luật - Nghị định của Chính phủ vừa mới ban hành, rồi các báo khác lại vội vàng copy lại mà không kiểm tra lại thông tin là một việc làm rất tắc trách, tùy tiện, cần được nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Nhân đây, xin ông cho biết thêm về ý nghĩa của việc ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số?

- Ngày 27/12/2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số theo tinh thần: Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ thực hiện cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Việc sửa đổi Điều 10, Pháp lệnh Dân số cũng ghi rất rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động này gồm: (1) quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; (2) sinh 1 hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; (3) bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Để thực hiện khoản 2 nêu trên, ngày 8/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Trong Nghị định có 5 điều: Điều 1 là phạm vi điều chỉnh; Điều 2 là những trường hợp không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con (chính là quy định chi tiết khoản 2, Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số); Điều 3 của Nghị định là trách nhiệm của các cơ quan; Điều 4 là hiệu lực thi hành; Điều 5 là trách nhiệm thi hành. Như vậy chúng ta thấy trọng tâm trong Nghị định số 20 này chính là ở Điều 2 có quy định 7 nhóm đối tượng không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con.
 

Pháp lệnh Dân số góp phần nâng cao chất lượng sống (Ảnh: Dương Ngọc).

Thưa ông, có người cho rằng, việc tái hôn với người đã từng kết hôn chỉ được "sinh 1 hoặc 2 con trong cùng một lần sinh" là "thiệt thòi" cho người mới kết hôn và sinh con lần đầu?

Ngay khi có thông tin trên, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có công văn gửi ngay tới các cơ quan có trách nhiệm cũng như các báo chí để nói rõ về Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, để các cơ quan báo chí đăng tải cho đúng và chính xác.

- Thực ra nếu nói tái hôn với người đã từng kết hôn chỉ được sinh 1 con là chưa hoàn toàn chính xác. Theo khoản 6, Điều 2 của Nghị định này, tái hôn với người đã từng kết hôn nhưng người đó đã có con riêng thì lần kết hôn này chỉ được sinh 1 con chung. Cả hai người đã từng có con riêng cũng được sinh 1 con chung. Còn nếu cả hai người đã từng kết hôn nhưng chưa có con thì lần tái hôn này họ vẫn được sinh hai con.

Những người kết hôn và sinh con lần đầu với người đã có con riêng, có thể tạm nghĩ là "thiệt". Song nếu nói chữ "thiệt" ở đây thì chưa thể hiện hết được ý nghĩa nhân văn đằng sau vấn đề này. Điều đó thể hiện sự nhân văn trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta - con chung là sợi dây tình cảm gắn bó giữa hai người tái hôn. Vì nếu 1 người đã có từ 1 con riêng trở lên, khi tái hôn với người khác cũng có hoàn cảnh tương tự vẫn được sinh 1 con chung - trong trường hợp này, có thể nói là "lợi". Cho nên trong chừng mực nào đó, nói "thiệt" hay "lợi" ở đây là chưa thật thỏa đáng.

Chính phủ có quy định trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Theo ông, việc này có ý nghĩa quan trọng gì đối với việc nâng cao chất lượng dân số?

- 10 năm chúng ta Tổng điều tra dân số 1 lần và đó là số liệu chính thống phục vụ cho việc hoạch định chính sách để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong Nghị định 20/2010/NĐ-CP, Chính phủ có quy định tại khoản 1 Điều 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 5 năm công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân). Ngoài đợt Tổng điều tra Dân số theo định kỳ 10 năm thì việc có một đợt điều tra giữa kỳ là một thời gian cần thiết để có chính sách phù hợp bảo vệ và nâng cao chất lượng sống, chất lượng giống nòi các dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số.

- Xin cảm ơn ông!

Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
 
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
 
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
 
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
 
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
 
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
 
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
 
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
 
(Điều 2, Nghị định Quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số)

Hà Thư (thực hiện)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top