Yếu tố bất ngờ khiến nhiều người ăn nhiều tinh bột vẫn khỏe
Một nghiên cứu mới từ Mỹ tiết lộ lý do mà nhiều người dường như xử lý lượng tinh bột nạp vào tốt hơn người khác.
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Buffalo và Phòng thí nghiệm Jackson (Mỹ), nếu bạn luôn phải vất vả tìm cách giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể, nguyên nhân có thể đến từ sự khác biệt trong các gene amylase.
Chúng có vai trò phân hủy carbohydrate, bước đầu tiên trong quá trình chuyển hóa các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì hay cơm.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Science, yếu tố di truyền này ở mọi người không giống nhau.
"Bạn càng có nhiều gene amylase thì bạn càng có thể sản xuất nhiều amylase và tiêu hóa hiệu quả nhiều tinh bột hơn" - GS-TS Omer Gokcumen từ Đại học Buffalo, đồng tác giả, giải thích.
Nghiên cứu của họ tập trung vào cách thức nhân đôi của gene amylase nước bọt (AMY1) ở con người theo thời gian.
Họ phát hiện ra rằng sự gia tăng các bản sao AMY1 ở con người có thể đã bắt đầu từ 800.000 năm trước, trước khi nghề nông ra đời, trước cả khi người hiện đại (Homo sapines) ra đời những 300.000 năm.
Để đi đến kết quả này, nhóm tác giả đã phân tích DNA của 68 người cổ đại, bao gồm một mẫu vật 45.000 năm tuổi từ Siberia, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người săn bắn hái lượm thời tiền nông nghiệp đã có trung bình 4-8 bản sao AMY1.
Điều này cho thấy con người đã đi lại khắp lục địa Âu Á với nhiều loại số lượng bản sao AMY1 cao trước khi họ bắt đầu thuần hóa thực vật và ăn một lượng tinh bột dư thừa.
Họ cũng phát hiện sự nhân đôi AMY1 cũng xảy ra ở người Neanderthals và người Denisovans, là hai loài người cổ đại đã tuyệt chủng và từng có sự pha trộn dòng máu với tổ tiên chúng ta.
Theo TS Gokcumen, đó là cách con người nói chung đã tiến hóa để thích nghi lối sống mới và sự thay đổi đó vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Một nghiên cứu trước đó từ Đại học California (Mỹ) cho thấy người châu Âu đã tăng số lượng bản sao AMY1 trung bình từ 4 lên 7 trong 12.000 năm qua.
"Sau lần nhân đôi ban đầu, dẫn đến 3 bản sao AMY1 trong một tế bào, locus amylase trở nên không ổn định và bắt đầu tạo ra các biến thể mới" - TS Charikleia Karageorgiou, đồng tác giả, giải thích.
Ông tiếp lời: "Từ 3 bản sao AMY1, bạn có thể có tới 9 bản sao, hoặc thậm chí quay lại 1 bản sao cho mỗi tế bào đơn bội".
Tuy quá trình chọn lọc tự nhiên đã đem lại ưu thế cho các quần thể người nhiều bản sao AMY1 hơn, tức dễ thích nghi thức ăn giàu tinh bột hơn, thì đến ngày nay chúng ta vẫn rất khác nhau.
News Medical dẫn lời các tác giả cho biết phát hiện này sẽ mở ra cơ hội thú vị để khám phá tác động của biến thể di truyền này đối với sức khỏe trao đổi chất, hay cụ thể hơn là các cơ chế liên quan đến quá trình tiêu hóa tinh bột và chuyển hóa glucose.
Điều này sẽ đem đến những hiểu biết quan trọng về di truyền, dinh dưỡng và giúp chúng ta có những chiến lược chăm sóc sức khỏe phù hợp hơn cho mỗi nhóm người.
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 4 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 11 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 12 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 12 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 12 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 1 ngày trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.