Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 lời khuyên dùng thuốc an toàn

Thứ hai, 15:00 19/02/2018 | Sống khỏe

Uống thuốc có thể gặp phải những rủi ro và các tác dụng phụ ngoài mong muốn, đặc biệt nếu bạn là người cao tuổi, sống một mình hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc.

Uống thuốc có thể gặp phải những rủi ro và các tác dụng phụ ngoài mong muốn, đặc biệt nếu bạn là người cao tuổi, sống một mình hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn dùng thuốc một cách an toàn:


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không dùng thuốc theo đơn kê cho người khác

Dùng thuốc bắt chước theo toa kê bệnh của người khác có thể cực kỳ nguy hiểm, thậm chí chết người. Đây là thói quen khá phổ biến trong cộng đồng.Bạn không bao giờ được dùng thuốc mà không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân bạn. Vì thuốc được quy định cụ thể cho bạn, loại thuốc và liều lượng dựa trên nhu cầu sức khỏe cá nhân và tình hình bệnh tật của bạn.

Cần bỏ ngay thuốc đã hết hạn

Tốt nhất nên vứt bỏ tất cả các loại thuốc đã hết hạn hoặc thuốc đã không dùng đến nữa. Thuốc hết hạn có thể bị mất tác dụng và giữ thuốc đã không dùng trong nhà của bạn làm cho thuốc bị lẫn lộn với thuốc khác trong quá trình sử dụng dễ gây nhầm lẫn. Cần luôn quan tâm và kiểm tra hạn sử dụng trên nhãn thuốc.

Tránh để chung nhiều loại thuốc trong cùng một chai

Không bao giờ để chung nhiều loại thuốc trong cùng một chai. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng sẽ nhớ rõ được từng viên thuốc cụ thể riêng biệt, dù thận trọng đến mấy sự sai sót vẫn có thể xảy ra khi lấy thuốc và dẫn đến những mối nguy hiểm do uống nhầm thuốc, đôi khi có những nguy hiểm không còn cơ hội để sửa chữa. Một số người có thói quen rất nguy hiểm là bóc thuốc ra khỏi vỉ thuốc và để chung vào một chai, cần bỏ ngay thói quen nguy hiểm này.

Uống thuốc từ chai không có thông tin rõ ràng có thể làm bạn dùng nhầm thuốc. Không nên dùng bất cứ thuốc gì không có nhãn thuốc. Cần kiểm tra đối chiếu các thông tin khớp nhau giữa toa thuốc được kê và chai thuốc hoặc vỉ thuốc sẽ sử dụng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc

Nếu bạn không biết lý do tại sao bạn đang dùng một loại thuốc nào đó, cần đặt câu hỏi và trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hỗ trợ trong việc tìm hiểu những thuốc của bạn đang và sắp sử dụng. Phải chắc chắn rằng bác sĩ đã xem xét tác dụng phụ có thể xảy ra và chấp nhận được đối với cơ thể bạn, vì vậy, bạn sẽ không bất ngờ khi sử dụng thuốc đã được tư vấn. Hãy nhớ rằng, không có câu hỏi nào là thừa và ngu ngốc cả, đặc biệt là khi nói đến việc dùng thuốc, cứ mạnh dạn hỏi khi không an tâm bất cứ một vấn đề gì liên quan đến an toàn thuốc.

Đừng mong đợi có ngay kết quả khi dùng thuốc

Trong khi một số loại thuốc sản xuất cho hiệu ứng tức thời, nhưng hầu hết là không. Đừng nghĩ rằng dùng thuốc để làm cho bạn cảm thấy tốt hơn ngay lập tức. Để có kết quả tối ưu, cần có thời gian dùng thuốc để thuốc chuyển hóa trong cơ thể và cho tác dụng mong muốn. Cũng nên nhớ rằng, bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn gặp phải lúc đầu dùng thuốc thường mất đi sau đó. Hãy trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ gây khó chịu cho bạn trước khi bạn ngưng dùng chúng, do có nhiều biện pháp để khống chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Đừng ngưng dùng thuốc chỉ vì bạn cảm thấy tốt hơn

Trong hầu hết các trường hợp bệnh lý, thuốc cần có thời gian và liều lượng để đem lại tác dụng điều trị tối ưu và hạn chế sự kháng thuốc. Mặc dù bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn, nhưng không ngừng dùng thuốc đột ngột, trừ khi bác sĩ của bạn cho phép.

Giữ tất cả thuốc xa tầm tay trẻ em

Thuốc phải luôn được giữ ngoài tầm với của trẻ em, bất kể đó là các chai có nắp an toàn đối với trẻ. Trẻ em rất thông minh và đôi khi chúng có thể tìm cách để mở chai, ngay cả chai có nắp an toàn. Thuốc nên được giữ trong tủ có khóa hoặc ít nhất là để ở mức cao so với trẻ em có thể tiếp cận.

Đọc nhãn thuốc cẩn thận cho mỗi liều dùng

Không bao giờ thừa khi luôn thực hành kiểm tra nhãn thuốc trước khi dùng, đừng quá tin tưởng vào bộ nhớ của bạn khi nói đến việc dùng thuốc. Đọc nhãn thuốc để nắm rõ các thành phần của thuốc. Các thành phần trong thuốc luôn được liệt kê đầy đủ trên hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn đang có những thắc mắc, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để kiểm tra.

Sử dụng hộp chia thuốc cụ thể cho từng bữa riêng biệt trong ngày

Để tránh nhầm lẫn thuốc, thị trường đã cho ra mắt nhiều thiết bị phân chia thuốc theo từng bữa trong ngày có nắp đậy bảo quản thuốc an toàn, tiện ích để sử dụng, để mang theo khi đi ra ngoài và sử dụng ngay khi cần thiết.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 7 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top