10 món ăn bài thuốc bổ dưỡng, chống nắng nóng ngày hè
Nắng nóng là đặc điểm chính của mùa hạ khiến mồ hôi tiết ra nhiều, dễ làm hao tổn khí và tân dịch trong cơ thể. Nếu không kịp thời bù đắp có thể làm hao tổn nguyên khí, biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã bất tỉnh (say nắng, say nóng)...
Để nâng cao khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết nắng nóng, phòng chống bệnh tật trong 3 tháng nóng nhất mùa hè (giai đoạn từ tiết "Hạ chí" tới tiết "Lập Thu"), có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, lợi khí, tăng cường sức đề kháng phòng chữa nhiều bệnh.
Một số món ăn bài thuốc chống nắng nóng
- Thanh thử nhiệt (chống nắng nóng), ích khí sinh tân, tiêu thực, chỉ khát, phòng ngừa cảm nắng và say nắng trong mùa hè: Sơn tra 36g, ô mai 24g, đường phèn vừa đủ, sắc uống hoặc hãm với nước sôi trong bình kín. Uống trong ngày.

Đại táo, vị thuốc bổ dưỡng, sinh tân dịch chống nắng nóng
- Giải trừ những chứng trạng khó chịu thường hay xuất hiện trong mùa hè như người bồn chồn, khó ngủ hoặc mất ngủ , nhiệt miệng, tiểu tiện sẻn đỏ…: Trúc diệp 25-50g, sắc uống thay trà.
- Thanh nhiệt, hóa đàm, trừ thấp, thích hợp đối với những người có thể chất đàm thấp, cơ thể mệt mỏi, viêm họng, viêm khớp, hôi miệng, tiêu hóa yếu dùng bài: Hoắc hương 30g, lá chè xanh 30g; sắc uống thay trà.
- Chống nóng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể dùng bài: Đậu đỏ, đậu xanh (để cả vỏ), gạo tẻ, lượng bằng nhau, nấu cháo ăn.
- Bổ thận khí, chống khát, giảm mệt mỏi, điều hòa tạng phủ dùng bài: Nhộng tằm 100g rang chín, gạo tẻ lượng vừa đủ, đại táo 16g. Nấu cháo, cháo chín cho nhộng tằm vào, chia ăn trong ngày.
- Kiện tỳ ích khí, chống nắng nóng, phòng tiêu chảy: Bạch biển đậu (đậu ván trắng, sao vàng), ý dĩ nhân, gạo tẻ, lượng bằng nhau, nấu cháo ăn.
- Thanh giải thử nhiệt, bồi bổ cơ thể, hạn chế tác động của thời tiết nắng nóng đối với cơ thể dùng bài: Kim ngân hoa 6g, bạch cúc hoa 6g, sấy khô tán mịn, gạo tẻ lượng vừa đủ, nấu cháo, cháo chín trộn bột thuốc vào ăn.

Nhộng tằm, món ăn - vị thuốc bổ dưỡng, giảm mệt mỏi.
- Kiện tỳ, thanh nhiệt, chống nắng nóng, trừ phiền, an thần dùng bài: Đậu xanh, hạt sen (bỏ tâm), gạo tẻ, liều lượng 50-100g, nấu cháo ăn.
- Dưỡng âm, thanh nhiệt, chống nóng, bồi bổ protein cho cơ thể dùng bài: Trúc diệp 1 nắm sắc với 400ml nước, còn 150ml, vớt lá tre ra. Trứng gà 1-2 quả, bỏ lòng đỏ, dùng lòng trắng, đổ lòng trắng vào nồi nước sắc, đun nhỏ lửa cho đến khi lòng trắng trứng đặc lại, chia ăn trong ngày, ăn liên tục trong 5-7 ngày.
- Dưỡng âm, sinh tân dịch và thanh thử nhiệt dùng bài: Rau muống rửa sạch, mã thầy (củ năng) gọt vỏ, cắt miếng, nấu canh ăn.
Kiêng kỵ: Mùa hè, thời tiết oi bức, không nên ăn các loại đồ ăn lạnh và rau quả sống ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, dễ nhiễm lạnh. Nên ăn thức ăn có tính ấm, nhưng không quá nóng. Kỵ đồ ăn nhiều dầu mỡ để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 5 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.