11 sai lầm khi đánh răng làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu
Việc đánh răng đúng cách, duy trì hàm răng khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa sâu răng, viêm nướu...
Vệ sinh răng miệng kém sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng , bệnh nướu răng, viêm nha chu… Các tình trạng này được biết có liên quan đến bệnh tim, đái tháo đường, một số bệnh ung thư và suy giảm trí nhớ…
Việc đánh răng để vệ sinh răng miệng tưởng chừng đơn giản, nhưng trên thực tế có rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết cách đánh răng đúng.
Dưới đây là những sai lầm mà bạn thường mắc phải:
1. Không đánh răng đủ lâu
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần, để loại bỏ hiệu quả các mảng bám .
Đối với những người đang có các thiết bị trong miệng, chẳng hạn như niềng răng, cầu răng hoặc cấy ghép… hãy dành thêm thời gian để nhẹ nhàng làm sạch xung quanh những khu vực thức ăn bị mắc kẹt.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần
2. Không đánh răng đủ thường xuyên
Đánh răng một lần vào buổi sáng là không đủ. Điều quan trọng bạn cần phải đánh răng hai lần một ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
Hãy tưởng tượng răng của bạn giống như một cái đĩa. Sau khi ăn, đĩa của bạn sẽ không sạch nếu bạn chỉ rửa sạch. Cần phải cọ rửa bằng xà phòng rửa chén và miếng bọt biển.
Bề mặt răng của bạn thu hút thức ăn và chỉ có bàn chải đánh răng và kem đánh răng mới lọt được vào các ngóc ngách này.
3. Đánh răng không đúng lúc
Trong 20 đến 30 phút đầu tiên sau khi ăn, miệng sẽ hơi chua và men răng yếu đi một chút. Nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, có nguy cơ làm mòn men răng quá nhanh. Ít men răng hơn tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng định cư hơn và gây ra nhiều sâu răng và nhiễm trùng hơn.
Do đó, chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn mới được đánh răng, hoặc nếu vội, hãy súc miệng bằng nước hoặc dùng nước súc miệng để trung hòa axit.
4. Đánh răng không đúng cách
Thông thường chúng ta đặt bàn chải lên răng và kéo qua kéo lại trên bề mặt răng. Cách đánh răng này không đúng.
Để đánh răng đúng cách, bạn cần đặt bàn chải đánh răng lên răng, sau đó nghiêng bàn chải một góc 45 độ so với nướu, rồi sử dụng chuyển động tròn nhỏ, di chuyển đầu bàn chải từ răng này sang răng khác.
Cách đánh này áp dụng cho các bề mặt bên ngoài của răng, các bề mặt bên trong và cả mặt trên hoặc mặt nhai.
Để tiếp cận tốt hơn, hãy dùng tay trái để chải bên miệng phải và tay phải để chải bên trái.
5. Không dùng chỉ nha khoa
Cho dù bạn chải răng hoàn hảo đến đâu, nếu không dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ bỏ sót một nửa bề mặt của răng và rất nhiều mảng bám có thể gây sâu răng và bệnh nướu răng.
Mảng bám là một màng dính chứa đầy vi khuẩn ăn thức ăn thừa trong miệng. Nó tạo ra một loại axit ăn mòn răng và có thể cứng lại thành cao răng mà chỉ nha sĩ mới có thể cạo sạch.

Chỉ nha khoa giúp lấy các thức ăn còn sót lại trong miệng...
6. Không chải lưỡi
Lưỡi giúp bạn nói và nuốt, đồng thời cũng bẫy vi khuẩn dẫn đến hôi miệng, sâu răng và nướu. Sử dụng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chải trên bề mặt lưỡi, để làm sạch từ sau ra trước một vài lần sau khi đánh răng.
7. Đánh răng quá mạnh
Cho dù bạn sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay hay bằng điện, cách hiệu quả nhất để làm sạch răng là lặp đi lặp lại chứ không phải dùng lực.
Dùng lực quá mạnh cũng làm mòn men răng và gây ra tình trạng tụt hoặc co rút ở mô nối nướu với miệng (tụt lợi).
8. Dùng quá nhiều kem đánh răng
Thông thường chúng ta nghĩ lượng kem đánh răng phải phủ lông bàn chải từ đầu đến cuối. Thế nhưng người lớn chỉ cần một lượng nhỏ bằng hạt đậu, hoặc bằng một nửa chiều dài của bàn chải đánh răng tiêu chuẩn.
Florua trong kem đánh răng là một khoáng chất, nếu dùng quá nhiều có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc răng...

Không nên dùng quá nhiều kem đánh răng.
9. Cất giữ bàn chải sai cách
Để giữ cho bàn chải đánh răng càng sạch càng tốt, hãy rửa sạch bàn chải để đảm bảo loại bỏ hết kem đánh răng và mảnh vụn khỏi lông bàn chải, đồng thời cất bàn chải thẳng đứng ở nơi khô thoáng.
Nếu bạn cất bàn chải gần bàn chải đánh răng khác, hãy chắc chắn rằng chúng không chạm vào nhau. Đừng đậy nắp hoặc bảo quản trong hộp đựng vì vi khuẩn sẽ phát triển trong môi trường ẩm ướt.
10. Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Tuổi thọ của bàn chải đánh răng là khoảng 3 đến 4 tháng. Sau đó, lông bàn chải bị sờn và hiệu quả làm sạch răng sẽ giảm. Do đó, cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
11. Chỉ đánh một phần răng
Nhiều người thường chỉ chăm chú làm sạch mặt trước của răng, vì đó là phần dễ tiếp cận nhất và là phần mà người khác dễ nhìn thấy.
Tuy nhiên, đỉnh và mặt trong của răng - phần tiếp xúc với bên trong miệng - cũng dễ bị tổn thương, bởi rất nhiều vi khuẩn sống trong miệng, sẽ hoạt động nếu không được làm sạch.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.