Hà Nội
23°C / 22-25°C

12 loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe trẻ em

Thứ năm, 07:23 23/05/2024 | Sống khỏe

Việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất sắt cho trẻ và bổ sung vào bữa ăn là điều cần thiết.

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng mà trẻ đang phát triển cần cho một số chức năng sinh lý, chẳng hạn như phát triển trí não. Tuy nhiên, tình trạng thiếu sắt ở trẻ em tương đối phổ biến và có thể tiến triển thành thiếu máu do thiếu sắt .

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong năm 2019 - 2020, Việt Nam có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu. Khi bị bỏ qua trong một thời gian dài, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và gây ra các vấn đề về học tập hoặc hành vi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm khác nhau là cách tốt nhất để cung cấp đủ chất sắt cho trẻ và ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thực phẩm cung cấp hai loại sắt, sắt heme và sắt không heme. Tùy thuộc vào thói quen ăn uống hàng ngày, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu chất sắt trong danh sách dưới đây.

I. 5 loại thực phẩm giàu sắt heme

Thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm và hải sản là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào. Sắt heme có khả dụng sinh học cao hơn sắt không heme và có tỷ lệ hấp thụ khoảng 20%, bất kể bạn chế biến và phục vụ thức ăn như thế nào.

1. Ức vịt (không da)

Ức vịt là loại thịt nạc giàu chất dinh dưỡng mà bạn có thể dùng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Trung bình 83g ức vịt đã loại bỏ xương và da cung cấp khoảng 3,74mg sắt, 16,4g protein và 222mg kali cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

2. Thịt bò nạc là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào

Thịt bò là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào nhất. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein chất lượng cao, vitamin B, kẽm và selen. Trong 100g thịt bò nạc xay 80% có thể cung cấp 17,2g protein, 1,94mg sắt và 270mg kali cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim. Vì vậy, bạn chỉ nên bổ sung thịt bò nạc vào khẩu phần ăn của trẻ mỗi tuần 1-2 lần, tối đa 4 lần.

12 loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe trẻ em- Ảnh 1.

Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất sắt qua dinh dưỡng.

3. Trứng gà tây

Một quả trứng gà tây (79g) cung cấp 135 calo, 10,8g protein, 3,2g sắt và một số chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như selen và phốt pho. Một quả trứng gà cỡ trung bình (63g) cung cấp 7,9g protein và 1,1mg sắt cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Hãy thử đưa trứng gà tây vào chế độ ăn của con bạn cùng với các thực phẩm giàu chất sắt khác.

4. Gan gà

Nếu con bạn không thích ăn thịt, hãy thử cho trẻ ăn gan gà. Gan gà là một loại thực phẩm giàu chất sắt, cung cấp 9,2 mg sắt cho mỗi 75g khẩu phần. Ngoài ra, gan gà cũng cung cấp protein chất lượng cao, vitamin A, vitamin B2, vitamin B12, choline và nguyên tố đồng.

5. Hải sản

Hải sản cung cấp một lượng đáng kể protein nạc chất lượng cao, acid béo omega-3, vitamin D, vitamin E và vitamin B. Trung bình, một phần khoảng 85g cá hồi, cá ngừ và tôm biển cung cấp lần lượt 0,68mg, 0,65mg và 1,8mg sắt. Một số hải sản khác trẻ có thể thưởng thức vừa phải để bổ sung thêm sắt là cua, nghêu, hàu, trai,...

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia gợi ý: Khi trẻ bị thiếu sắt, mẹ nên chọn thực phẩm giàu sắt như thịt bò, 1 tuần ăn 4 bữa (50-70g thịt bò/bữa); cho trẻ ăn gan gà, ngan, vịt... Sau 1-2 tháng không cải thiện thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sản phẩm đa vi chất trong đó có sắt, hoặc sắt riêng kèm vitamin C thì sẽ cải thiện tình trạng thiếu sắt.

II. 7 loại thực phẩm giàu sắt không heme

Sắt non-heme (không heme) khó hấp thu hơn sắt heme. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cao khả dụng sinh học của nó bằng cách cho trẻ ăn thực phẩm chứa sắt không heme cùng với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, rau giàu vitamin C như cà chua hoặc ớt chuông.

1. Các loại rau lá xanh đậm

Rau bina, bông cải xanh, cải chíp, măng tây, cải Brussels và rau diếp xoăn là một số loại rau có màu xanh đậm cung cấp chất sắt và một số vi chất dinh dưỡng cho con bạn. Các chuyên gia khuyên trẻ em từ 2-18 tuổi nên tiêu thụ 1-3 cốc rau mỗi ngày. Cà ri, súp, thịt hầm, bánh mì sandwich và món cuốn là những món ăn giúp bổ sung nhiều rau vào bữa ăn của con mình.

2. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô, chẳng hạn như mận khô, nho khô, mơ, chà là, quả sung là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp một lượng sắt đáng kể. Bạn có thể bổ sung thêm nửa cốc trái cây sấy khô vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ (tương đương 1 cốc trái cây) để cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ.

3. Đậu nành

Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành giàu protein và có chứa lượng sắt cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nửa cốc đậu nành nấu chín cung cấp 4,4 mg sắt. Các chuyên gia khuyên nên tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành lên men, chẳng hạn như đậu phụ và tempeh , vì quá trình lên men làm tăng khả dụng sinh học của sắt từ đậu nành.

4. Đậu

Đậu, đậu lăng là những thực phẩm giàu protein có thể cung cấp cho con bạn một lượng lớn chất sắt trong mỗi khẩu phần ăn. Ví dụ, một cốc đậu ván trắng nấu chín cung cấp 4,2 mg sắt. Một cốc đậu xanh nấu chín cung cấp 2,5 mg sắt, trong khi đậu đũa nấu chín cung cấp 2,1 mg sắt.

5. Nấm cung cấp sắt không heme

12 loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe trẻ em- Ảnh 2.

Nấm là loại thực phẩm cung cấp sắt không heme.

Nấm là loại thực phẩm lành mạnh với thành phần dinh dưỡng phong phú. Một chén nấm nấu chín cung cấp 2,7mg sắt. Bạn có thể chế biến nấm dưới nhiều hình thức khác nhau và cho trẻ ăn trong các bữa ăn để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày.

6. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạt bí ngô, hạt vừng chứa một lượng đáng kể chất sắt trong mỗi khẩu phần ăn. Ví dụ, một phần khoảng 28g hạt điều cung cấp 1,9mg sắt, trong khi 15g hạt bí ngô và hạt vừng cung cấp 2,1mg sắt. Tuy nhiên, hãy thận trọng và tốt nhất nên cho trẻ nhỏ ăn các loại hạt ở dạng bột xay mịn hoặc dưới dạng bơ hạt ở dạng kem loãng.

7. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt, quinoa và gạo lứt, có 3 phần - cám, mầm và nội nhũ. Cám là lớp ngoài cùng chứa một số vi chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm cả sắt.

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và lập kế hoạch bữa ăn có chứa thực phẩm giàu chất sắt heme và không heme. Nếu con bạn kén ăn, hãy hỏi bác sĩ xem trẻ có cần bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu sắt hay không. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, hầu hết trẻ khỏe mạnh, có chế độ ăn uống cân bằng không cần bổ sung sắt.

Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Mùa hè rất đa dạng rau củ nhưng không phải ai cũng biết tận dụng thứ rau giá cực rẻ mà nhiều lợi ích sức khỏe này.

 Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Việc uống quá nhiều cà phê đen để giảm cân khiến thanh niên này bị sỏi niệu quản, phải nhập viện gấp để phẫu thuật.

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó có những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày.

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Tự ý điều trị bệnh tại nhà, nữ bệnh nhân 69 tuổi ở Hà Nội gặp biến chứng nguy hiểm do mắc bệnh sốt mò.

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong thời đại hiện nay do lối sống, cách ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý. Vậy khi bị viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống của nam giới. Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Đăng Kiên, chuyên gia hiếm muộn và nam khoa thì áp dụng 7 cách tự nhiên dưới đây sẽ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.

Người đàn ông phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 1 sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

Người đàn ông phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 1 sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc vệ sinh răng miệng kém là yếu tố sâu xa dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Trường hợp bệnh nhân dưới đây là một ví dụ điển hình.

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây bệnh bướu cổ có chiều hướng gia tăng. Khi mắc bướu cổ nhiều người thường lo lắng, tuy vậy nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ bướu cổ, người bệnh vẫn có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Bé gái 11 tuổi ở Long An bị sốc phản vệ, nguy kịch vì bị ong vò vẽ tấn công

Bé gái 11 tuổi ở Long An bị sốc phản vệ, nguy kịch vì bị ong vò vẽ tấn công

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bị ong vò vẽ tấn công, bé gái 11 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương đa cơ quan, nguy kịch, phải thở máy, lọc máu liên tục sau nhiều tuần liền.

Top