15 phút đẹp nhất của Tết phố cổ Hà Nội
GiadinhNet - Đó là một cảnh tượng lạ lùng và kỳ bí, mỗi năm chỉ diễn ra ở phố cổ có một lần: Những đống lửa to, nhỏ bập bùng từ đầu đến cuối phố, mờ tỏ soi những khuôn mặt thành kính...
Ngõ nhỏ, phố nhỏ là đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Hàng ngày toàn hàng quán sáng đèn và nhộn nhịp, nhưng đêm về rõ nét vẻ nên thơ, cổ kính, lãng mạn - một vẻ đẹp không phô trương mà ẩn sâu trong bề dày văn hóa, trong những nếp nhà phủ rêu phong, các công trình kiến trúc cổ kính và nếp sống thanh lịch của người Tràng An.
Tết Hà Nội ở phố cổ ngày 30 tháng Chạp, nhà nào cũng thơm nức nước lá mùi chuẩn bị cho cả nhà tắm tất niên. Trong nhà không có các loại hoa đắt tiền, cũng không cắm hoa với đủ thứ phụ kiện.
Nghi thức quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán là mâm cỗ cúng Giao thừa. Mâm cỗ cúng Giao thừa phải chuẩn bị đủ gạo muối, trầu cau, hoa quả, mứt kẹo, tiền thật, tiền mã, vàng đỏ, mũ áo và hia cho thần linh… Đĩa xôi gấc cho “đỏ” cả năm cũng không thể thiếu.
Kiểu gì mâm cỗ cúng Giao thừa phải đủ 8 đĩa: gà luộc, giò xào, giò lụa, nem rán, xôi gấc, hạnh nhân, bánh chưng, nộm; 4 bát: bát măng khô, bát nấm thả, bát bóng và bát miến; chè phải ít nhất hai loại là chè đậu đãi và chè lam.
Lễ vật cúng, đó phải là con gà trống hoa nhanh nhẹn, mào cờ thật đẹp. Trên mâm lễ, đôi cánh gà phải giang ra như sắp bay, cái đầu vươn kiêu hãnh, mỏ ngậm đóa hồng đỏ.
Đôi chân gà sau khi cúng Giao thừa thường được các ông chủ cất cẩn thận để ra Giêng nhờ người đoán hộ vận hạn năm mới.
Nhà nào nghèo, thay con gà bằng khoanh giò lụa, trước cúng sau ăn rồi cũng xong.
Tùy theo năm con giáp mà sắm lễ mặn thích hợp. Ví dụ, năm “ông Hổ” thì cúng chân giò luộc; năm Mão cúng cá chép rán; năm Dậu chớ cúng gà... Ấy là người ta tin như vậy.

Ảnh minh họa
Phố cổ đẹp nhất là trước giao thừa khoảng 15 phút. Lúc đó dạo qua các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc… là những con phố buôn bán sầm uất nhất của Hà Nội, thấy san sát trên vỉa hè những mâm lễ cúng Giao thừa.
Nét đặc biệt ở những phố cổ là mặt tiền mỗi nhà chỉ 3 - 5m, nhưng có nhiều chủ, nên có những nhà chỉ có một số, nhưng chứa tới 2 – 3 mâm lễ của các nhà.
Phố cổ nhiều nhà giàu có, sang trọng nên những mâm lễ cúng cũng hậu hĩnh, hoa quả “xịn” hơn, bánh kẹo toàn loại ngon, lễ mặn cúng theo con giáp cũng thuộc loại đặc biệt, tiền vàng nhiều hơn, bộ áo mũ dâng lên thần linh to hơn, rực rỡ hơn, chất liệu đẹp hơn. Nhiều nhà còn cúng ngựa cho thần linh, những con ngựa hồng cao lớn, yên đai lóng lánh trang kim.
Lui xuống một đoạn phố, các mâm lễ đã đơn giản hơn. Có những mâm lễ nép sau gốc cây già, với những người đàn bà luống tuổi loay hoay sắp đặt đồ lễ trong cái khay tròn, kê trên ghế đẩu.
Nhà nghèo, mâm lễ cũng đủ lệ nhưng trông vẫn sơ sài. Người giàu có, buôn bán cầu lắm bạc nhiều vàng, cầu thăng quan tiến chức. Còn người nghèo có thỏa nguyện hay không thì lúc giao thừa gió lạnh, lập cập mãi mới châm được mấy nén nhang, ngồi sụp bên hè phố, khấn vái rất lâu, mặc mưa bụi giăng đầy trên vai, trên tóc…
Trong các gia đình, con cháu ăn mặc đẹp đẽ, hớn hở chờ mừng tuổi. Các quầy hàng đã tạm che lại, bật hết đèn lên, phô cành đào, bình hoa, bộ đồ trà rượu để sẵn sàng sau Giao thừa đón khách vào xông nhà năm mới.
Ông hay bà chủ nhà, áo khăn tề chỉnh, trịnh trọng châm ba nén nhang, rót rượu, cung kính dâng lời cảm tạ đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, ban phúc lộc dồi dào cho gia chủ và con cháu.
Những con ngõ nhỏ và tối cũng lập lòe đèn nến. Đứng ngoài ngõ nhìn vào, có thể biết bao nhiêu nhà đang làm lễ. Giây phút thiêng liêng này, lời nguyện cầu của dân chúng theo mùi hương vấn vít bay lên, thấu tới trời xanh. Tàn một tuần nhang, tất cả lễ vật bằng mã được “hóa”.
Đó là một cảnh tượng lạ lùng và kỳ bí, mỗi năm chỉ diễn ra ở phố cổ có một lần: Những đống lửa to, nhỏ bập bùng từ đầu đến cuối phố, mờ tỏ soi những khuôn mặt thành kính. Những ngựa giấy, mũ hia, tiền vàng… bùng lên rồi lụi dần trong lửa. Người ta vừa lầm rầm khấn vừa rưới rượu lễ, rắc gạo muối bốn phương. Hoa lửa và tàn giấy cùng mùi hương trầm theo gió bay khắp phố…
Tất cả bỗng quên đang là thế kỉ 21, quên ánh đèn cao áp để trở về Hà Nội cổ ngày xưa với những lễ nghi, tập tục ông cha truyền lại, trang trọng và thiêng liêng. Bỗng sống dậy trong kí ức mỗi người những Tết ngày xửa, ngày xưa với biết bao thương nhớ dịu dàng…
Nửa tiếng sau Giao thừa, tất cả những hình ảnh trên biến mất như chưa từng tồn tại. Lễ vật được dọn vào nhà. Lũ trẻ xem bắn pháo hoa ở Hồ Gươm xong lại dung dăng dắt nhau đi lễ chùa, hái lộc. Tiếng rao “Ai mua muối…” ngân nga vuốt dài trên những con phố cổ…
Một năm mới rạo rực những khát vọng tương lai đã bắt đầu…
T. H

900 học sinh trượt lớp 10 Hà Nội có cơ hội vào 2 trường THPT công lập mới
Giáo dục - 15 phút trướcThông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hai trường THPT mới thành lập là Đỗ Mười và Phúc Thịnh được tuyển 900 chỉ tiêu vào lớp 10, không phân biệt khu vực.

Tin sáng 19/7: Bão số 3 Wipha chính thức vào Biển Đông sáng 19/7; Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập
Đời sống - 18 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, 7h sáng thứ hôm nay (19/7), bão Wipha sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm.

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 9 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 9 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 11 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 12 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Nam sinh Hà Nội với 3 điểm 10 trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00
Giáo dục - 13 giờ trướcNguyễn Tự Quyết, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không hề so đáp án các môn cho đến khi biết mình đỗ thủ khoa khối A toàn quốc.

Từ vụ va chạm giao thông, công an bắt giữ 2 đối tượng mua bán ma túy
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình xử lý vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô, lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.