Hà Nội
23°C / 22-25°C

19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ nói ăn thế này thì khó tránh

Thứ tư, 13:36 28/08/2024 | Bệnh thường gặp

Một trường hợp 19 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường mới đây xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, được BS cảnh báo.

19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ phát hiện sau khi đến khám sức khỏe

Một chàng trai 19 tuổi tại Đài Loan đã đến gặp bác sĩ với mong muốn giảm cân. Tuy nhiên, qua  thăm khám, bác sĩ lại phát hiện nam thanh niên có chỉ số đường huyết cao ngất ngưởng. Cuối cùng, cậu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. 

Bác sĩ Chu Kiến Nam (Đài Loan) đã chia sẻ về trường hợp này. Được biết, chàng trai cao 1,73m nhưng nặng tới 110 kg. Ngay khi tìm hiểu chuyện ăn uống, vị bác sĩ đã hiểu ngay lập tức vì sao cậu thanh niên trẻ đã bị bệnh tiểu đường. 

19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ nói ăn thế này thì khó tránh- Ảnh 1.

Một chàng trai 19 tuổi tại Đài Loan đã đến gặp bác sĩ với mong muốn giảm cân. (Ảnh minh họa: Internet)

Theo lời kể của bệnh nhân, từ nhỏ, cậu đã có cân nặng vượt mức. Hàng ngày, cậu chỉ ăn đồ ăn nhanh với liều lượng gấp đôi người thường. Ngoài ra, cậu còn uống nước ngọt có đường và hầu như không uống nước lọc. Mỗi khi khát, nước ngọt là giải pháp cậu tìm đến. Kết hợp với việc không tập thể dục, nam thanh niên 19 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường đáng tiếc.

Bác sĩ Chu Kiến Nam nhấn mạnh, tiểu đường không chỉ là bệnh của người già. Qua trường hợp của nam sinh này, chúng ta thấy rằng, lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những chỉ số và triệu chứng để nhận biết bệnh tiểu đường mà mọi người nên nắm rõ

Bác sĩ Chu Kiến Nam chia sẻ, để biết mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không, có thể dựa vào 5 chỉ số sau:

- Glucose: Đây là lượng đường hình thành sau quá trình tiêu hóa thức ăn.

- Glucose khi đói: Nồng độ đường trong máu sau ít nhất 8 giờ nhịn ăn, là chỉ số thường được kiểm tra để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ nói ăn thế này thì khó tránh- Ảnh 2.

Với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt của thế hệ mới, bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ. (Ảnh minh họa: Internet)

- Chỉ số HbA1c: Chỉ số phản ánh tình hình kiểm soát đường huyết trong vòng 3-4 tháng trước.

- Insulin: Hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp đưa glucose trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.

- Kháng insulin: Tình trạng tế bào không phản ứng tốt với insulin, khiến glucose không thể vào được tế bào và dần dẫn tới bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra 5 triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường:

- Acanthosis nigricans: Các vùng da gấp như cổ, nách trở nên đen và dày lên, cho thấy có sự kháng insulin.

- Ba "nhiều": Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể sẽ đào thải lượng đường này ra ngoài, gây ra hiện tượng khát nước.

- Mệt mỏi: Lượng đường huyết cao khiến cơ thể thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi.

- Giảm cân: Tình trạng mất nước do đường huyết cao có thể khiến cân nặng giảm nhanh chóng.

- Vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm chậm quá trình tiếp cận của các tế bào miễn dịch tới vết thương, dễ gây nhiễm trùng.

Lời khuyên để phòng tránh tiểu đường

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ Chu Kiến Nam đưa ra một số lời khuyên như sau:

19 tuổi đã bị tiểu đường, bác sĩ nói ăn thế này thì khó tránh- Ảnh 3.

BS Chu Kiến Nam khuyến cáo mọi người nên tìm phương pháp tập luyện phù hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa: Internet)

Giải pháp cơ bản:

- Thay thế đồ uống có đường bằng trà không đường.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.

- Đi bộ chậm 15-20 phút sau bữa ăn.

- Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày.

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng và tìm cách loại bỏ chúng.

Giải pháp nâng cao:

- Ưu tiên chọn các món ăn ngọt giàu protein.

- Chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp (chỉ số đường huyết) và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chú ý tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.

- Tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần cố gắng tập 30 phút.

- Tìm kiếm các hình thức vận động phù hợp như chạy bộ, đạp xe, bơi lội.

- Tìm ra phương pháp giảm stress riêng, như thiền, hát...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn bánh trung thu thừa nhận mắc sai lầm này

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn bánh trung thu thừa nhận mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông thừa nhận mình từng có tiền sử bị sỏi mật và viêm túi mật, cũng từng gặp rắc rối vì tăng mỡ máu. Không ngờ chỉ vì 4 chiếc bánh trung thu đã khiến ông gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Người đàn ông đột tử sau khi thức dậy: có 5 việc tuyệt đối không làm ngay

Người đàn ông đột tử sau khi thức dậy: có 5 việc tuyệt đối không làm ngay

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Buổi sáng, đặc biệt là sáng sớm hoặc những ngày trời lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột tử do nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... tăng cao.

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 với mưa lớn kèm theo nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng. Nguy cơ phát sinh bệnh tật và ngộ độc thực phẩm sau lũ lụt rất cao.

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ… Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư sau tuổi 40

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau bụng sau ăn, đại tiện bất thường là các dấu hiệu cảnh báo đại tràng đang gặp trục trặc, thậm chí ung thư.

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được?

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Vì thế việc vệ sinh an toàn thực phẩm cần được lưu tâm.

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, cay hoặc nhiều đường có thể gây đau dạ dày. Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể giúp làm giảm chứng của đau dạ dày.

Lưu ý sử dụng insulin điều trị đái tháo đường

Lưu ý sử dụng insulin điều trị đái tháo đường

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu không nắm rõ cách dùng có thể dẫn tới sử dụng sai, dễ gây tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết...

Người Việt có 1 thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Người Việt có 1 thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Các nhà khoa học quốc tế chỉ ra thói quen ngủ này của người Việt có thể cải thiện kỹ năng vận động, tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo.

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thần kinh tương đối chậm nên không cảm nhận được cơn đau và không đi khám kịp thời.

Top