Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh

Thứ hai, 16:21 28/09/2020 | Sống khỏe

Nếu con người tiếp xúc thời gian dài với hàm lượng lớn formaldehyde thì cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi)...

Formaldehyde (metan) là một hóa chất này được sử dụng trong nhiều sản phẩm như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt... vì vậy chúng có thể hiện diện ngay trong căn nhà của bạn.

Ngoài ra, formaldehyde có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm, hoặc được tạo ra do quá trình nấu nướng và hun khói. Formaldehyde cũng xuất hiện tự nhiên trong môi trường, được tạo ra bởi con người và các sinh vật sống khác trong quá trình trao đổi chất bình thường.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 1.

Formaldehyde (metan) có thể hiện diện ngay trong căn nhà của bạn.

Formaldehyde tồn tại ở trạng thái không màu nhưng có mùi hắc, gây khó chịu, có thể đi vào cơ thể qua đường không khí, thức ăn, nước và da. Hầu hết formaldehyde hít vào sẽ bị phá vỡ bởi các tế bào niêm mạc miệng, mũi, họng và đường thở, do đó chưa đến 1/3 được hấp thụ vào máu.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nếu con người tiếp xúc thời gian dài với hàm lượng lớn formaldehyde thì cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi); Gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, làm hại cho bào thai; Gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng.

Theo các chuyên gia, hàm lượng formaldehyde trong nhà không được phép cao hơn quá 0,08mg/m3. Nếu căn nhà của bạn có 2 đặc điểm dưới đây nghĩa là hàm lượng formaldehyde quá mức, cần phải tìm cách khắc phục ngay.

1. Khả năng thông gió kém

Theo Sohu, nếu bạn cảm thấy căn nhà của mình có ít cửa sổ, cửa sổ nhỏ, ngược chiều gió, khả năng thông gió kém thì không loại trừ nguy cơ lượng formaldehyde không thể thoát ra hết từ những món đồ như quần áo, thực phẩm... Do đó, khả năng dư thừa formaldehyde trong trường hợp này là rất lớn.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 2.

Nhà kín gió, khả năng lưu thông kém thì nguy cơ dư thừa formaldehyde là rất lớn.

2. Cây cối khô héo không rõ lý do

Trong điều kiện bình thường, chỉ cần có đủ nước hoặc ánh sáng, cây cảnh trong nhà sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, nếu hàm lượng formaldehyde trong nhà cao, cây sẽ chuyển sang màu vàng hoặc chết một cách khó hiểu. Khi gặp trường hợp này, mọi người nên đề cao cảnh giác formaldehyde trong gia đình đang quá cao.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 3.

Nếu hàm lượng formaldehyde trong nhà cao, cây sẽ chuyển sang màu vàng hoặc chết một cách khó hiểu.

Cần làm gì để giảm lượng formaldehyde trong nhà?

Để giảm thiểu phơi nhiễm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh vì formaldehyde, các gia đình cần lưu ý một số điều sau:

- Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng các sản phẩm gỗ ép dành cho "ngoại thất" để hạn chế tiếp xúc với formaldehyde trong nhà. Những sản phẩm này tạo ra ít formaldehyde hơn vì chúng chứa nhựa phenol, không phải nhựa urê. Trước khi mua các sản phẩm gỗ ép, bao gồm vật liệu xây dựng, tủ và đồ nội thất, người mua nên hỏi về hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm này.

- Mức độ formaldehyde trong nhà cũng có thể được giảm bớt bằng cách tránh hút thuốc bên trong nhà và đảm bảo thông gió đầy đủ (ví dụ như sử dụng quạt thông gió của bếp), nhiệt độ vừa phải và giảm mức độ ẩm thông qua việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm. Hãy mở hết cửa sổ hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 4.

Tránh hút thuốc trong nhà để giảm bớt mức độ formaldehyde.

- Tránh xa những khu vực có nồng độ formaldehyde cao, không sử dụng các vật dụng có chứa formaldehyde hoặc quá nhiều formaldehyde.

Theo Trí thức trẻ


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 3 giờ trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 10 giờ trước

GĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Top