Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn

Thứ tư, 20:43 30/09/2020 | Xã hội

Dưới chân cầu Chà Và, 2 bé trai 4 và 6 tuổi ngơ ngác gào khóc vì không còn được gặp mẹ sau lời từ biệt vội vàng. Như những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ khác, chúng đã bắt đầu một cuộc sống mới bên đoàn lân sư.

Mẹ bỏ 2 con trai dưới chân cầu để đi tìm hạnh phúc mới

3 năm trước, chúng tôi từng gặp Mến, Hiền, nay là Lê Gia Phát (9 tuổi) và Lê Gia Phúc (7 tuổi) tại đoàn lân Long Nhi Đường (ngụ tại phường 13, quận 8, TP.HCM). Phát và Phúc là 2 đứa trẻ bị mẹ ruột bỏ rơi sau lời nhờ đoàn lân trông hộ dưới chân cầu Chà Và vào một ngày tháng 6/2017.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 1.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Sau khi bị mẹ bỏ rơi, 2 anh em Phát - Phúc được anh Hưng nhận nuôi dưỡng, chăm sóc

Chia sẻ với chúng tôi, Lê Văn Hưng (27 tuổi, quản lý đội lân) cho biết trong lúc đoàn lân đang luyện tập thì một người phụ nữ trẻ tuổi dẫn Phát - Phúc đến gửi 2 bé để đi mua sữa. Tuy nhiên sau đó người mẹ đã bỏ đi không quay trở lại, đội lân chờ đến 23h khuya thì trình báo chính quyền địa phương.

Theo anh Hưng, sau khi bị mẹ bỏ rơi, Phát và Phúc liên tục khóc lóc đòi mẹ. Dù được các anh trong đoàn lân yêu thương, chăm sóc kỹ lưỡng nhưng phải mất đến vài tháng, 2 đứa trẻ mới dần dần vơi đi nỗi nhớ mẹ, hòa nhập với cuộc sống mới.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 3.

2 anh em lớn lên cùng các anh, em khác trong đoàn lân Long Nhi Đường

"Trong suốt hơn 2 tháng đăng tải thông tin trên các phương tiện báo đài, người mẹ ruột của 2 bé vẫn không đến tìm con nên anh mới làm thủ tục xin nhận nuôi, đến nay đã hơn 3 năm rồi. Lúc đầu 2 bé không có giấy tờ, chỉ nhớ tên Mến, Hiền, giờ thì cả 2 đều được đi học, anh cũng làm khai sinh cho mỗi bé một cái tên mới", anh Hưng chia sẻ.

Dù không thể tìm được mẹ ruột của Phát, Phúc nhưng nhờ sự hỗ trợ của người dân, bà ngoại của 2 đứa trẻ cũng đến nhận cháu. Theo bà ngoại, sau khi người mẹ bỏ rơi con đã đi nơi khác sinh sống và lập gia đình mới, hiện đã cắt đứt liên lạc với gia đình. Riêng phần 2 đứa cháu ngoại bơ vơ, không cha không mẹ, người bà đành gửi gắm nhờ đoàn lân nuôi nấng, lâu lâu nhớ cháu thì đến thăm một lần.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Anh Hưng chia sẻ về cơ duyên gặp Phát - Phúc sau khi người mẹ nhờ trông hộ rồi bỏ đi biệt tích

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 5.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Sự hồn nhiên của 2 đứa trẻ, hiện cả 2 đều theo học chữ tại các trường trên địa bàn quận 8

"Vì hoàn cảnh của bà ngoại cũng khó khăn, không tiện chăm sóc 2 đứa cháu nên anh mới nhận nuôi. Thằng Phát năm nay đã được học lớp 2, riêng Phúc thì mới vô lớp 1, tụi nhỏ cũng ngoan ngoãn, biết nghe lời", anh Hưng vui vẻ nói.

Ngồi cạnh anh Hưng, 2 đứa trẻ Phát - Phúc hồn nhiên cười đùa cho biết ở đoàn lân 2 con rất vui, được vui chơi, sinh hoạt cùng các anh em trong đoàn.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Được học tập, được vui chơi rồi cùng nhau luyện tập múa lân, một ngày của những đứa trẻ bất hạnh luôn đầy ắp tiếng nói cười

"Con năm nay 9 tuổi, con ở đoàn lân lâu rồi, con không nhớ mẹ, cũng không biết mẹ là ai nữa", Phát ngây ngô nói. Trong khi đó, Lê Gia Phúc thì tranh thủ chạy lại ôm chầm lấy anh Hưng. Có lẽ trong tâm thức của một đứa trẻ 7 tuổi, anh Hưng chẳng khác nào người cha, người mẹ của con trong suốt 3 năm qua.

Khi đoàn lân trở thành mái nhà của những đứa trẻ bất hạnh

Ngoài Phát, Phúc, hiện anh Hưng đang nhận nuôi dưỡng, quản lý 18 em khác trong đoàn lân Long Nhi Đường. Hầu hết là trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi hoặc gặp hoàn cảnh bất hạnh, từng có những ngày lang thang nơi đầu đường xó chợ…

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 8.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 9.

10 năm qua, anh Hưng kiêm luôn vai trò làm cha, làm mẹ cho những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ mà anh gặp được

Tại một góc Nhà thiếu nhi quận 8, tiếng trống dồn dập, những đôi chân của những đứa trẻ trong đội lân Long Nhi Đường cũng bắt đầu nhảy múa, luyện tập cùng con lân. Sau nhiều tháng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Hưng cho biết vào dịp Tết Trung thu, đoàn lân có nhiều lịch đi diễn hơn khiến mọi người vô cùng phấn khởi, hào hứng để luyện tập.

Ngồi một góc trước sân Nhà thiếu nhi, chốc chốc lại hướng ánh mắt về phía đoàn lân sư để dõi theo từng thành viên trong đội luyện tập, anh Hưng cho biết 10 năm qua, điều mà anh cảm thấy tự hào nhất là Long Nhi Đường vẫn tồn tại và ngày một phát triển hơn.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Trở lại sau dịch Covid-19, các thành viên của đoàn lân miệt mài luyện tập để đi diễn dịp Trung thu 2020

Từng là một đứa trẻ thiếu thốn tình thương của cha, hoàn cảnh gia đình lại gặp nhiều khó khăn, anh Hưng hiểu rất rõ cảm giác của những đứa trẻ phải lăn lê cả ngày ngoài đầu đường xó chợ để kiếm được cơm ngày ba bữa. Thiếu định hướng về tương lai, chẳng biết lấy một con chữ nên khi gặp tụi nhỏ, anh cùng một người bạn mới nảy ra ý tưởng thành lập đội lân.

"Lúc nhỏ anh cũng phải đi lượm bọc, bán vé số, cũng may được mọi người giới thiệu để anh vào nhà tình thương, có được cơm ăn, lại được dạy chữ. Nên khi thấy mấy đứa nhỏ thiếu tình thương, anh nghĩ đến bản thân mình trước kia. Mà muốn tập hợp tụi nhỏ thì cần phải có gì đó thu hút chúng, anh mới nghĩ ra múa lân, vì trẻ con thì thích lân. Anh mới đi học lén, rồi học dần dần trên mạng…, sau này mới ra Long Nhi Đường", anh Hưng tâm sự.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 11.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 12.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Một buổi luyện tập của Long Nhi Đường thường bắt đầu từ 16h đến 21h mỗi ngày

Trải qua không biết bao nhiêu khổ cực với gần 200 con người ra vô liên tục, dù ai đến, ai rời đi, anh Hưng cũng tự nhủ bản thân mình cần phải ở lại, ở cái nơi được coi là nhà của những đứa trẻ kém may mắn giữa đất Sài Gòn hoa lệ.

"Nhiều lúc anh nghĩ mình phải buông bỏ để đi tìm hạnh phúc riêng, nhưng rồi nói mãi chứ có bao giờ làm được đâu. Nhìn mấy đứa nhỏ như thế này, anh không đành lòng, lúc nào cũng muốn ở bên để chăm sóc chúng nên người. Hồi trước anh cứ nghĩ khi tụi nhỏ lớn thì mình sẽ đỡ cực, nhưng không, lớn thì anh lại phải chăm lo nhiều hơn, phải định hướng được con đường cho các em sao để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội", anh Hưng chia sẻ.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Hiện tại anh Hưng đang nhận chăm sóc, chỉ dẫn cho 20 em nhỏ, thành viên ở nhà Long Nhi Đường

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Các em ở đây mỗi người có một câu chuyện khác nhau nhưng đều chung một niềm đam mê với múa lân

Hiện tại, ngoài 20 thành viên đang sống chung trong đội lân Long Nhi Đường, anh còn nhận thêm 16 thành viên khác đến học nghề, cùng nhau tạo dựng mái nhà chung cho những trẻ em cơ nhỡ, lang thang tại Sài Gòn.

Cố gắng cong người xuống theo sự hướng dẫn của các anh lớn, Thắng (9 tuổi) cần mẫn luyện tập từng động tác một cách nhuần nhuyễn. Gần một năm nay, Thắng đã xem Long Nhi Đường là ngôi nhà đặc biệt của mình khi em chẳng còn cha mẹ ở bên.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 16.
2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 17.

Sau mỗi giờ luyện tập vất vả, nụ cười luôn rạng rỡ trên khuôn mặt của mỗi thành viên

Đưa đôi mắt buồn thiu nhìn chúng tôi, Thắng cho biết khi em chào đời đã không biết mặt cha là ai, còn mẹ em thì nghiện ma túy, sau khi nhiễm bệnh đã qua đời, em trở thành đứa trẻ lang thang, mồ côi cả cha lẫn mẹ… Nhờ sự giúp đỡ của người quen, Thắng tìm đến đội lân như cứu cánh cuối cùng của cuộc đời mình, để em tiếp tục được ước mơ như những đứa trẻ khác.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 18.

Thắng (9 tuổi) cố gắng luyện tập để sau này múa lân giỏi như các anh lớn

"Ban ngày con được đi học, tối đến con tập lân với các anh, con thích lắm, lâu lâu nhớ mẹ một chút thôi", Thắng rụt rè nói.

Cũng giống như Thắng, Nguyễn Bá Nhân (16 tuổi, quê An Giang) đã xem Long Nhi Đường như ngôi nhà thứ 2 của mình. Rời vùng đất miền Tây sông nước, Nhân bắt đầu lên Sài Gòn để xin gia nhập đoàn lân, một phần vì đam mê, phần còn lại em muốn đỡ đần chi phí cho gia đình.

"Ở đây mọi người xem nhau như một gia đình, các anh lớn thì chỉ cho em út, ai cũng vui vẻ hòa đồng, em thích lắm", Nhân nói.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 19.

Nhân chia sẻ về tình cảm của em dành cho đoàn lân

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 20.

Theo anh Hưng, hiện tại để có thể trang trải sinh hoạt phí mỗi ngày, các thành viên lớn ai có công việc sẽ đi làm, ai học nghề sẽ đi học nghề để về lo cho các em nhỏ. Riêng đoàn lân có một xe tải nhỏ để nhận chở hàng cho người dân, khi nào có lịch diễn thì đi diễn để kiếm thêm thu nhập

18h tối, tiếng trống mỗi lúc một dồn dập hơn, các thành viên đội lân tranh thủ cùng nhau luyện tập. Ai cũng có công việc, nhiệm vụ của mình, còn riêng anh Hưng, anh vẫn miệt mài với bài toán duy trì Long Nhi Đường cho những đứa trẻ bất hạnh.

"Điều anh mong duy nhất là sắp tới mọi chuyện được suôn sẻ, đội lân có nhiều lịch diễn để có thêm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng những em nhỏ nên người", anh Hưng tâm sự.

2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi dưới chân cầu 3 năm trước và chuyện của đội lân đường phố ở Sài Gòn - Ảnh 21.

Trong suốt hành trình gần 10 năm của mình, Long Nhi Đường vẫn là một điều tuyệt vời nhất dành riêng cho những em nhỏ kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.HCM được học tập, vui chơi. Hi vọng chặng đường phía trước, đội lân và cả những ước mơ của các thành viên Long Nhi Đường sẽ được thực hiện theo một cách trọn vẹn nhất

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top