2 loại bọt cần hớt bỏ, 3 loại nên giữ khi nấu ăn
Khi nào nên hớt bọt, bạn đã biết chưa?
Khi ninh xương hoặc luộc các loại thịt, hải sản, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thấy xuất hiện bọt trong nồi. Thao tác xay, ép các loại rau củ hoặc nấu sữa hạt cũng sẽ tạo ra bọt. Vậy loại bọt nào nên hớt bỏ, loại bọt nào nên giữ lại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
2 loại bọt nên bỏ
1. Bọt khi ninh xương, luộc thịt
Bọt trong nước hầm xương hoặc nước luộc thịt được hình thành từ phần máu thừa, cặn và protein trong thịt, xảy ra trong quá trình đun nấu. Lớp bọt này không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng có lợi, ngược lại còn có mùi tanh, có thể khiến món ăn có mùi khó chịu, làm đục phần nước dùng. Chính vì thế, bạn nên bỏ đi lớp bọt này.
Bí quyết để hầm xương ít bị bọt, nước dùng trong: Bạn rửa xương với nước rồi trộn xương với bột mì cho tới khi bột mì tan hoàn toàn. Sau đó, rửa xương với nước và tiếp tục trộn cùng bột mì thêm 1 lần nữa, rửa lại thêm khoảng 2-3 lượt nước là xương vừa sạch, vừa thơm.
2. Bọt khi luộc tôm
Tôm có chứa một hoạt chất là Astaxanthin. Chất này có tính ổn định mạnh, sẽ bị tách ra khỏi protein trong tôm khi gặp nhiệt độ cao, hiện màu đỏ ban đầu, do đó tôm sẽ chuyển sang màu đỏ khi đun ở nhiệt độ cao.
Lớp bọt xuất hiện khi luộc tôm chủ yếu là máu nội tạng và một số tạp chất ở vỏ tôm và đầu tôm. Chính vì thế, bạn cũng nên vớt bỏ lớp bọt xuất hiện khi luộc tôm.
Mẹo nhỏ: Thay vì luộc tôm, hấp tôm sẽ giúp tôm ngọt thịt hơn. Các tạp chất trong quá trình hấp cũng khó ngấm ngược lại vào tôm do đã chảy xuống phía dưới.
3 loại bọt nên giữ lại
1. Bọt sữa đậu nành
Saponin là thành phần chính của lớp bọt khi bạn nấu sữa đậunành. Các nghiên cứu cho thấy saponin có nhiều tác dụng sinh học như điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống khối u, chống huyết khối, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa.
Vì những công dụng này, đừng hớt bỏ bọt khi nấu sữa đậu nành nhé!
Mẹo nhỏ: Để hạn chế tình trạng sữa đậu nành nổi bọt khi nấu, bạn hãy giảm lửa khi sữa đậu nành bắt dầu sôi, hoặc có thể thêm 1 thìa cà phê dầu olive vào sữa để giảm lượng bọt.
2. Bọt khi đun trà
Thành phần chính của trà là saponin. Saponin trà là loại saponin có khả năng tạo bọt mạnh. Theo nghiên cứu khoa học hiện nay, saponin trong trà có thể có tác dụng kháng khuẩn và có thể ức chế sự hấp thụ chất béo, nhưng lượng saponin trong bọt trà là có hạn.
Chính vì thế, nếu có đun trà, cũng đừng lo lắng về chất lượng trà nếu nước trà có bọt. Đương nhiên, bạn cũng không cần bỏ phần bọt này.
3. Bọt cà phê, bọt nước ép trái cây/rau củ
Có nhiều thành phần trong cà phê có thể tạo bọt, chẳng hạn như crema cà phê và bản thân các hạt cà phê mịn cũng có thể tạo bọt. Đối với một số loại cà phê, bọt được tạo ra bằng cách thêm sữa, chẳng hạn như cappuccino, latte...
Bọt tạo ra khi ép nước ép trái cây và rau củ cũng giống như bọt trong cà phê, có nhiều chất nhưng chúng cũng là chất dinh dưỡng trong nước ép trái cây và rau củ, không gây hại cho sức khỏe.
Hé lộ phần quà đặc biệt cô dâu hào môn Phương Nhi tặng khách mời trong lễ ăn hỏi
Ăn - 9 giờ trướcGĐXH - Không chỉ chỉn chu trong khâu trang trí, chuẩn bị tiệc trà mà gia đình Phương Nhi và chồng còn tặng quà cho khách mời.
Gà Đông Tảo có gì đặc biệt mà có giá tiền triệu?
Ăn - 10 giờ trướcNó được gọi là "giống gà nhà giàu" vì có giá đắt đỏ hơn những loại khác, con nhỏ cũng phải tiền triệu; gà Đông Tảo có gì đặc biệt mà đắt đỏ như vậy?
Cách làm món ăn vặt từ đậu phộng cho trẻ em
Ăn - 12 giờ trướcĐậu phộng da cá, bơ đậu phộng, đậu phộng rang muối đều được phần lớn trẻ em ưa thích, cách làm các món ăn vặt từ đậu phộng cũng dễ thực hiện.
Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
Ăn - 15 giờ trướcCủ đinh lăng nhiều tuổi thường lớn và có hình dáng đẹp hơn củ còn non; phải chăng củ đinh lăng ngâm rượu càng già càng tốt?
Gợi ý 20 mâm cơm gia đình dành cho 4 người mang lại không khí ấm cúng ngày đông
Ẩm thực 360 - 18 giờ trướcGĐXH - Mâm cơm gia đình của người Việt chứa đựng rất nhiều ý nghĩa cao đẹp, trong đó bao gồm cả tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thế hệ qua việc cùng nhau ngồi quây quần bên mâm cơm và cùng nhau trò chuyện.
Hướng dẫn 2 cách làm gỏi ngó sen cực ngon
Ăn - 19 giờ trướcGỏi ngó sen là món khai vị tinh tế cho các bữa ăn và đặc biệt được ưa thích trong các buổi tiệc; làm món này không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Vì sao 'mua đậu phụ chọn rìa, mua củ sen chọn đốt'?
Ăn - 1 ngày trướcVề kinh nghiệm đi chợ, dân gian lưu truyền câu "Mua đậu phụ chọn rìa, mua củ sen chọn đốt", tại sao lại như vậy và lời khuyên này có hoàn toàn đúng?
Chi tiết thú vị trong dàn sính lễ của đám hỏi con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Á hậu Phương Nhi
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Ngoài các món truyền thống, sính lễ mà thiếu gia Vingroup hỏi cưới Á hậu Phương Nhi còn có 1 loại bánh đặc biệt.
Điểm tên 5 món lẩu cực ngon nhất định phải thử
Ăn - 1 ngày trướcLẩu Thái chua cay, lẩu kim chi nóng bỏng, lẩu nấm thanh đạm, lẩu cá kèo dân dã... là những món ăn ngon, hấp dẫn bạn nên ăn ngay trong mùa đông ấm áp này.
Cách làm bánh cốm đậu xanh đơn giản tại nhà
Ăn - 1 ngày trướcLàm bánh cốm tại nhà, bạn không chỉ tận hưởng niềm vui trong việc bếp núc mà còn đảm bảo được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mẹo làm sạch nồi chiên không dầu bị rỉ sét
ĂnVới những mẹo sau, bạn có thể làm sạch vết rỉ sét trong nồi chiên không dầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.