20 bệnh nền khiến người mắc Covid-19 có nguy cơ trở nặng cao
20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 dễ có nguy cơ cao, trong đó có người mắc đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, bệnh thận mạn tính...
Ngày 2/12, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5525 kèm hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Dưới đây là 20 bệnh khiến F0 có nguy cơ trở nặng cao theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế.
Theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị do Bộ Y tế vừa ban hành, có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao, gồm:
1. Đái tháo đường: Với bệnh nhân Covid-19, tiểu đường, đặc biệt type II, là yếu tố nguy cơ cao khiến họ phải nhập viện hoặc có thể tử vong.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác: Những người mắc chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (gồm khí phế thũng, viêm phế quản) có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn. Các bệnh khác như xơ hóa phổi vô căn, u xơ nang cũng có thể khiến người mắc Covid-19 diễn biến nghiêm trọng.
SARS-CoV-2 là virus tấn công chủ yếu vào phổi. Chính vì thế, khi cơ quan này bị suy yếu, nCoV càng dễ gây bệnh, tấn công phổi nặng hơn. Bên cạnh đó, người bị hen suyễn cũng có nguy cơ cao hơn khi mắc Covid-19. Bởi hệ hô hấp của họ vốn yếu và dễ tổn thương. Khi nCoV xâm nhập, phổi bị tấn công và tình trạng hen suyễn sẽ thêm nghiêm trọng.
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác): Theo Bộ Y tế, đặc biệt những người có các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác có nguy cơ cao nhất.
Kết quả từ một nghiên cứu trên 20.000 bệnh nhân nội trú tại Anh cho thấy người mắc ung thư và Covid-19 có khả năng tử vong cao hơn nhóm chỉ nhiễm SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch của cơ thể có vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Những người bệnh hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, bao gồm nhiễm virus như SARS-CoV-2.

Ảnh minh hoạ
4. Bệnh thận mạn tính: Với Covid-19, tương tự ung thư, bệnh nhân bị thận mạn tính cũng có khả năng diễn biến nặng cao hơn khi nhiễm nCoV. Những người này đều có hệ miễn dịch kém, phải phụ thuộc hóa chất để duy trì sự sống.
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
6. Béo phì, thừa cân: Một nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 88 bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ đã cho thấy người béo phì, thừa cân có khả năng diễn biến nặng hơn. Thậm chí, nguy cơ phải tử máy hoặc tử vong ở những người này cao hơn nhóm bình thường. Rủi ro tăng dần theo chỉ số khối cơ thể (BMI) của họ.
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim): Theo CDC, nhóm người mắc các chứng bệnh về tim có nguy cơ cao khi mắc Covid-19. Các bệnh về tim gồm có suy tim, động mạch vành, viêm cơ tim, tăng huyết áp động mạch phổi, huyết áp cao, đột quỵ…
8. Bệnh lý mạch máu não: Người có bệnh mạch máu não, chẳng hạn đột quỵ, có thể làm tăng khả năng mắc Covid-19 nghiêm trọng. Ngoài ra, cục máu đông ở F0 biểu hiện đa dạng, từ tổn thương da ở bàn chân đến tắc nghẽn mạch máu, đôi khi là đột quỵ gây nguy cơ tử vong, có thể xuất hiện vài ngày, vài tháng, thậm chí trong vòng 1 năm sau khi bệnh khỏi.
Những người tăng huyết áp cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao. Huyết áp cao là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥80 mm Hg), hoặc cả hai.
9. Hội chứng Down: Hội chứng Down là bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra. Bệnh nhân bị thừa nhiễm sắc thể số 21. Bệnh nhân Down nhạy cảm với những tác nhân nhiễm khuẩn như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm phế quản. Chính vì thế, SARS-CoV-2 dễ dàng phá bỏ lớp bảo vệ là hệ miễn dịch của người mắc chứng Down và xâm nhập, tấn công các cơ quan.
10. HIV/AIDS: Theo quy định của Bộ Y tế, người bị thiếu hụt miễn dịch, sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác thuộc nhóm có nguy cơ cao khi mắc Covid-19.
Hệ miễn dịch là cơ quan chống đỡ, ngăn chặn SARS-CoV-2 tấn công và gây hại cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu nCoV càng có nhiều cơ hội gây bệnh nặng cho vật chủ. Tình trạng suy giảm miễn dịch có thể xuất phát từ những bệnh về máu, tủy xương hoặc cấy ghép nội tạng; HIV; sử dụng corticosteroid hoặc sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch khác.
Kết quả là bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng thứ phát do tụ cầu khuẩn và liên cầu. Nhiễm trùng nặng khiến bệnh nhân Covid-19 có thể bị sốc, dẫn đến hạ huyết áp tới mức báo động, dẫn đến suy hô hấp, suy tim, và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ: Hệ thống thần kinh là bộ phận kiểm soát tất cả chức năng của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ sự tổn thương hay bất thường nào ở hệ thần kinh cũng dẫn đến triệu chứng ở các bộ phận khác nhau.
Dữ liệu gần đây công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy rối loạn sức khỏe tâm thần cũng có thể khiến người mắc Covid-19 dễ diễn biến nặng. Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhập viện, tử vong do Covid-19 cao hơn đáng kể ở những người gặp vấn đề về tâm trạng, cảm xúc.
12. Bệnh hồng cầu hình liềm: Người mắc chứng hồng cầu hình liềm có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường do các tế bào hình liềm không thể sống lâu được. Trong khi đó, tủy xương không thể tạo ra hồng cầu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào chết đi. Điều này tạo cơ hội cho nCoV khi xâm nhập vào cơ thể dễ dàng đánh bại hệ miễn dịch, khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân diễn biến xấu nhanh, khó cứu chữa.
13. Bệnh hen suyễn
14. Tăng huyết áp
15. Thiếu hụt miễn dịch
16. Bệnh gan: Một số nghiên cứu đã cho thấy những F0 từng mắc bệnh gan (bệnh gan mạn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn bị tử vong so với những người trước đó chưa mắc bệnh gan.
17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện: Theo CDC, tình trạng bị rối loạn sử dụng chất kích thích (như rối loạn sử dụng rượu bia, opioid hoặc cocaine) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19.
18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
19. Các loại bệnh hệ thống: Bệnh hệ thống còn gọi là bệnh tự miễn, với hơn 180 loại khác nhau. Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và không thể phân biệt được tự kháng nguyên với các kháng nguyên bên ngoài và tấn công ngược lại các tế bào của cơ thể. Từ đó, các bệnh lý tự miễn xuất hiện.
Bệnh thường bắt gặp phổ biến ở người trẻ tuổi (20- 40 tuổi), nữ giới thường mắc bệnh tự miễn nhiều hơn nam giới; người già và trẻ em ít mắc hơn.
20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế: Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 9/11, Bộ Y tế quy định những yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ có diễn biến nặng khi nhiễm nCoV.
Ngoài các 19 tình trạng nói trên tương tự người lớn, trẻ đẻ non, cân nặng thấp, bị các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa, cũng thuộc nhóm dễ trở nặng khi mắc Covid-19.
Điều kiện để những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp
Cũng theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp khi đáp ứng điều kiện:
- Tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền;
- Đã tiêm đủ mũi vắc-xin, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Điều trị cho trẻ em mắc Covid-19
Theo đó, nhóm này sẽ được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định); trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người dân được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).
Trong khi đó, theo hướng dẫn cũ (Quyết định 3646/QĐ-BYT ngày 31-7), F0 có nguy cơ thấp sẽ chuyển đến cơ sở thuộc "Tầng 1 của tháp điều trị", các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra.
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca Covid-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 6.600 ca nặng.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 7 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 23 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.