Hà Nội
23°C / 22-25°C

28 bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Trong số các bệnh viện được kiểm tra, có 1.089 bệnh viện an toàn (79%); 263 bệnh viện an toàn ở mức thấp (19%) và 28 bệnh viện không an toàn (2%). Nhiều bệnh viện đã cải tiến tích cực sau khi các cơ quan kiểm tra tiêu chí an toàn.

28 bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19  - Ảnh 1.

Chiều 1/10, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh với sự tham gia của hơn 700 điểm cầu trên cả nước từ các Sở Y tế, bệnh viện…

Phát biểu tại đây, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại trên quy mô toàn cầu về cả số mắc lẫn số người tử vong.

Tại Việt Nam, với sự tham gia chủ động và tích cực của các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hồi sức, hô hấp, xét nghiệm vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng ra được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

28 bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19  - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Sự tham gia tích cực và chủ động của Tiểu ban Điều trị, đặc biệt là sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia lao vào tâm dịch để hỗ trợ, chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19; thường xuyên liên tục theo dõi sát sao từng ca bệnh, tổ chức các cuộc hội chẩn có giá trị, góp phần tạo nên thành công của công tác điều trị ca bệnh COVID-19. 

Nhờ đó, tỷ lệ điều trị khỏi cao (tới 96,4%), tỷ lệ các ca bệnh nặng, bệnh nền được chữa khỏi cao; khống chế tối đa tỷ lệ tử vong.

28 bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19  - Ảnh 3.

Hơn 700 điểm cầu tham gia Hội nghị trực tuyến chiều 1/10

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam dù gần 30 ngày qua không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, cùng đó, Việt Nam cũng tiếp tục tiếp nhận các chuyến bay từ nước ngoài, trong đó có các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Nếu chúng ta không tổ chức các biện pháp quyết liệt cách ly, khoanh vùng, theo dõi, điều trị sẽ thất bại trong cuộc chiến này.

Hội nghị trực tuyến hôm nay nhằm nhấn mạnh lại vai trò của an toàn bệnh viện, là dịp nhắc nhở, bổ sung các tiêu chí an toàn cho các cơ sở y tế. Bởi theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, một khi các cơ sở khám chữa bệnh không phát hiện ra các bệnh nhân COVID-19, hậu quả ra sao chúng ta đã có những bài học rõ ràng đặc biệt là trong đợt dịch thứ 2. 

"Bệnh viện có ca bệnh COVID-19, các hoạt động khám chữa bệnh cho người dân bị tê liệt. Đối tượng bị tổn thương đầu tiên là các bệnh nhân yếu thế trên các bệnh nhân nặng, bệnh nền, tuổi cao, đang nằm viện, tỷ lệ tử vong tăng lên rất nhanh" – PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho hay.

28 bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19  - Ảnh 4.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Trưởng đoàn kiểm tra số 1, kiểm tra việc thực hiện bộ tiêu chí an toàn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Võ Thu

Tất cả các ca bệnh đầu tiên của các đợt dịch COVID-19 đều phát hiện trong cơ sở khám chữa bệnh. Để bảo đảm an toàn cho các cơ sở khám chữa bệnh, chống lây nhiễm chéo cũng như ngăn chặn, phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ, Tiểu ban Điều trị đã ban hành Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo Quyết định 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay tính đến ngày 30/9, có 1.380 bệnh viện/trung tâm Y tế đã tiến hành tự đánh giá qua phần mềm trực tuyến, vẫn còn 150 đơn vị chưa tiến hành tự đánh giá hoặc đã đánh giá nhưng không nhập số liệu.

Kết quả xếp loại lần cuối cùng, cho thấy có 1.089 bệnh viện an toàn (79%); 263 bệnh viện an toàn ở mức thấp (19%) và 28 bệnh viện không an toàn (2%). Nhiều bệnh viện đã có những cải tiến tích cực sau khi các cơ quan kiểm tra tiêu chí an toàn. 

Sở Y tế TP HCM là đơn vị đã kiểm tra tiêu chí an toàn nhiều bệnh viện nhất với 75 bệnh viện; Thái Bình (34), Cà Mai (24), Hà Nội (23)… Trong khi đó có tới 11 Sở Y tế chỉ kiểm tra 1 bệnh viện.

Theo PGS Khuê, các bệnh viện đều đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống dịch bệnh,…; Tập huấn cho các nhân viên y tế các quy trình phòng chống dịch, hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, kỹ năng sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; Bố trí hệ thống biển báo, bố trí bàn tiếp nhận, phân loại, buồng khám sáng lọc...

Cùng đó, một số bệnh viện đã thiết lập điểm cầu để thực hiện hội chẩn, giao ban khám chữa bệnh, hội nghị trực tuyến,…; quy định hạn chế người bệnh người nhà người bệnh; hay có hệ thống nội bộ để giao ban, báo cáo như mạng nội bộ, zoom, zalo…

Tuy nhiên, ông Khuê cũng chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc sau khi kiểm tra tiêu chí an toàn tại các bệnh viện. Trong đó, các kịch bản tình huống khi có dịch còn sơ sài, khó để triển khai; Việc giám sát, nhắc nhở tuân thủ đeo khẩu trang còn chưa bảo đảm chặt chẽ, nhiều vị trí cần thiết chưa được trang bị bồn rửa tay xà phòng và khăn lau tay dùng 1 lần.

Ngoài ra, hệ thống biển báo của nhiều bệnh viện còn thiếu hoặc nội dung chưa đúng theo hướng dẫn của BCĐQG tại công văn số 1385/CV-BCĐQG ngày 19/3. Nhiều bệnh viện chưa triển khai được việc đặt lịch khám qua tổng đài, trên website, chưa triển khai được việc lấy mẫu xét nghiệm và X-quang tại buồng khám sàng lọc và phương án vận chuyển người nghi nhiễm vào khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng chưa bảo đảm...

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 4 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 5 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Top