Hà Nội
23°C / 22-25°C

28 tuổi đã phải đối mặt với ung thư vú nhưng cô gái này đã làm một điều tuyệt vời cho tương lai

Thứ tư, 07:00 12/12/2018 | Sống khỏe

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Những chị em bị bệnh này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi ung thư vú lan rộng vào mô vú xung quanh nó được gọi là ung thư vú "xâm lấn". Một số người được chẩn đoán có "ung thư biểu mô tại chỗ" - không có tế bào ung thư nào phát triển ngoài ống dẫn hoặc thùy.

Hầu hết các trường hợp phát triển ung thư vú ở phụ nữ trên 50 tuổi nhưng phụ nữ trẻ đôi khi bị ảnh hưởng. Ung thư vú có thể phát triển ở nam giới mặc dù điều này là rất hiếm.


Các tế bào ung thư được phân loại từ giai đoạn 1 (có nghĩa là một sự tăng trưởng chậm) lên đến giai đoạn 4 (giai đoạn tích cực nhất).

Các tế bào ung thư được phân loại từ giai đoạn 1 (có nghĩa là một sự tăng trưởng chậm) lên đến giai đoạn 4 (giai đoạn tích cực nhất).

Bạn thực sự biết gì về ung thư vú, về cuộc sống của người bệnh khi mắc căn bệnh này? Qua chia sẻ của Sarah Furlong, 28 tuổi sống tại Australia, đã điều trị ung thư vú gần 2 năm nay, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh khiến chị em nào cũng phải lo sợ này.

Tất cả bắt đầu bằng một cục u

Sarah lần đầu phát hiện một thay đổi nhỏ ở ngực và núm vú trái trước lúc tắm. Nhưng cô cho rằng, đó chỉ là thay đổi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt mà thôi.

"Tôi cởi áo lót ra và nghĩ, chà, có hơi khác lạ một chút. Rồi tôi kiểm tra ngực phải. Nó cũng y như vậy", Sarah nhớ lại. "Núm vú như bị kéo thụt vào trong và hơi tụt xuống dưới… Tôi không thực sự nghĩ ngợi nhiều về nó trong ngày hôm ấy. Tôi chỉ tắm thôi và ngày hôm sau, tôi gọi điện cho mẹ rồi kể mẹ nghe. Nói ra chuyện đó khiến tôi bị kích động. Tôi như thể đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của những gì đang diễn ra với tôi".

Sarah quyết định đặt lịch hẹn khám với bác sĩ đa khoa để kiểm tra cục u đó. Họ hỏi cô xem cảm giác khác biệt thế nào so với lần kiểm tra ngực trước.


Sarah lần đầu phát hiện một thay đổi nhỏ ở ngực và núm vú trái trước lúc tắm. Nhưng cô cho rằng, đó chỉ là thay đổi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt mà thôi.

Sarah lần đầu phát hiện một thay đổi nhỏ ở ngực và núm vú trái trước lúc tắm. Nhưng cô cho rằng, đó chỉ là thay đổi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt mà thôi.

"Tôi không thể nói rõ ràng cho họ biết bởi vì tôi cho rằng, đó không phải thứ tôi thực quan tâm", cô kể lại.

Sau khi thực hiện siêu âm và sinh thiết với cục u và hạch bạch huyết bị viêm, Sarah rơi vào trạng thái hoang mang cực độ. "Tôi có cảm giác mình biết kết quả siêu âm là gì. Tôi không phải người bi quan nhưng tôi chỉ cảm nhận đúng là có gì đó không ổn qua cách họ kiểm tra hạch bạch huyết của tôi, cách họ cố gắng xem xét kỹ cục u trên ngực tôi".

Rất nhanh sau đó, bác sĩ gọi Sarah vào và đề nghị cô một cuộc hẹn khám khác vào hôm sau. "Bác sĩ lên lịch hẹn luôn lần khám đầu tiên, không hỏi câu nào. Vậy nên, bạn sẽ biết ngay rằng thực sự có chuyện không ổn rồi", Sarah kể. "Rồi khi tôi tới, đưa mẹ và người yêu đi cùng, tôi được thông báo mình đã mắc bệnh ung thư vú".

Trước thời điểm đó, Sarah đã chấp nhận sự thực rằng sức khỏe của cô có vấn đề. Vì vậy, cô không quá sốc khi hay tin.

Bước tiếp theo là gặp bác sĩ phẫu thuật

"Bác sĩ phẫu thuật thảo luận với tôi về việc làm phẫu thuật trước hay hóa trị trước. Rồi ông ấy đặt lịch hẹn cho tôi với bác sĩ chuyên trị ung thư. Tôi đến và gặp cô ấy bởi tôi muốn bàn về lựa chọn hóa trị trước. Tôi muốn biết ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ung thư. Ví dụ, có nguy cơ nào không nếu tôi thực hiện hóa trị trước. Còn nếu chọn phẫu thuật, nguy cơ cụ thể là gì.

Sau khi bệnh ung thư được xác nhận hiện diện ở hạch bạch huyết của mình, phản ứng lập tức của Sarah là cố gắng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. "Tôi nghĩ nếu phẫu thuật, cần ít nhất 6 tuần để loại bỏ khối u và hạch bạch huyết. Nhưng tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể tôi và đi vào máu. Do đó, tôi thiên về hướng chọn 'xử lý toàn bộ phần còn lại của cơ thể rồi mới trở lại với khối u sau'".

Sarah cũng đã rất tỉnh táo làm một việc được coi là thông minh. Đó là, cô và người yêu đã thực hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm trước khi cô phải đối mặt với 16 đợt điều trị với 2 loại hóa trị khác nhau. Việc này sẽ giúp cô có nhiều cơ hội có con hơn trong tương lai.


Sarah và người yêu đã thực hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm trước khi cô phải đối mặt với 16 đợt điều trị với 2 loại hóa trị khác nhau.

Sarah và người yêu đã thực hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm trước khi cô phải đối mặt với 16 đợt điều trị với 2 loại hóa trị khác nhau.

"Loại đầu tiên là 3 tháng hóa trị, thực hiện 1 đợt/tuần, cứ 3 tuần một lần. Tổng cộng là 4 đợt hóa trị. Loại đầu tiên này rất rất mạnh. Nó khiến tôi trở nên vô cùng ốm yếu. Sau đợt thứ 4, tôi tiếp tục hóa trị loại thứ 2, thực hiện 1 đợt/tuần, kéo dài trong 12 tuần. Nhưng mới chỉ đến tuần 11, tôi phải dừng lại cho mắc bệnh zona thần kinh (giời leo - shingles)".

Sarah đã nỗ lực hết sức để quá trình điều trị ung thư vú không làm ngưng trệ cuộc sống thanh xuân của mình. "Đây có thể là phần khó khăn nhất. Các đợt hóa trị của tôi ổn. Tôi bị ốm nhưng vẫn hoạt động được. Tôi vẫn làm việc, làm việc cho cha mẹ tôi, chỉ để giữ lại chút gì đó của một cuộc sống bình thường. Không thể phủ nhận, tôi có những ngày buồn nản. Nhưng tôi có thể làm việc, có thể vận động. Tôi có thể làm mọi thứ dù phải chịu tác dụng phụ nhưng cuộc sống có thể xem là không quá bị ảnh hưởng".

Sau khi kết thúc hóa trị vào tháng 5, Sarah có 1 tháng để hồi phục trước khi tham gia phẫu thuật. Trước đó, bác sĩ phẫu thuật của Sarah chỉ định cô đi chụp cộng hưởng từ MRI để xác định chính xác kích cỡ khối u.

"Kết quả cho thấy, khối u có kích thước 7,5cm - chiếm tới phần lớn ngực tôi. Trước khi phát hiện ra, tôi đã nghĩ tới quyết định nếu khối u to như tôi nghĩ, tôi sẽ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngực bởi khi đó, ít nhất tôi vẫn có thể tiến hành tái tạo ngực, chứ không chỉ là lấy khối u ra".


Khi xuất hiện đột biến thì nguy cơ mắc ung thư lại tăng cao, đặc biệt là ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ.

Khi xuất hiện đột biến thì nguy cơ mắc ung thư lại tăng cao, đặc biệt là ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ.

Phẫu thuật cho thấy 4cm khối u vẫn hiện diện, cùng với các tế bào tiền ung thư. Rốt cuộc, Sarah quyết định cắt bỏ cả 2 bên ngực sau khi xét nghiệm di truyền cho kết quả dương tính với gen BRCA mà cô thừa hưởng từ phía gia đình cha. Gen này có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. Nhưng khi xuất hiện đột biến thì nguy cơ mắc ung thư lại tăng cao, đặc biệt là ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ."Có vẻ căn bệnh mang tính di truyền. Bởi ông nội tôi cũng bị ung thư tiền liệt tuyến".

Sarah hiện đang bắt đầu 25 đợt xạ trị trước khi phẫu thuật tái tạo ngực trong khoảng thời gian 6 tháng nữa.

"Tôi lên kế hoạch phẫu thuật vào tháng 4 năm sau. Do đó, với tôi, đó sẽ là ngày hoàn tất. Tôi không biết liệu mình có quá xúc động hay không. Tôi không biết. Nhưng, đúng vậy, như tôi từng nói, đó chỉ là một bước nữa trong toàn bộ quá trình mà tôi cần trải qua".

Hóa trị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Hóa trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi bạn chưa đến thời kỳ mãn kinh. Liệu pháp này sẽ tác động đến buồng trứng và chất lượng trứng của người phụ nữ.

Khả năng sinh sản sau quá trình dùng hóa trị liệu phụ thuộc vào những loại thuốc khác nhau, liều lượng và độ tuổi. Bạn sẽ ngưng có kinh khi quá trình hóa trị bắt đầu. Sau khi kết thúc hóa trị, kinh nguyệt sẽ quay lại trong vài tháng hay nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, kinh nguyệt trở lại không có nghĩa khả năng sinh sản của bạn trở lại bình thường và bạn có thể mang thai.

Nguyên nhân gây ung thư vú?

Một khối u ung thư bắt đầu từ một tế bào bất thường. Lý do chính xác tại sao một tế bào trở thành ung thư là không rõ ràng nhưng người ta cho rằng có thứ gì đó gây tổn hại hoặc làm thay đổi một số gen trong tế bào. Điều này làm cho tế bào bất thường và nhân lên "ngoài tầm kiểm soát".

Mặc dù ung thư vú có thể phát triển không có lý do rõ ràng nhưng vẫn có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, chẳng hạn như di truyền.

Các triệu chứng của ung thư vú là gì?

Triệu chứng đầu tiên thông thường là một khối u không đau ở vú, mặc dù hầu hết các khối u vú không phải ung thư và là những u nang đầy dịch, lành tính.

Nơi đầu tiên mà bệnh ung thư vú thường lan đến là các hạch bạch huyết ở nách. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phát triển một sưng hoặc có cục u trong nách.

Chẩn đoán ung thư vú như thế nào?

Đánh giá ban đầu: Bác sĩ kiểm tra vú và nách. Họ có thể làm các xét nghiệm như chụp nhũ ảnh, chụp X quang đặc biệt của mô vú.

Sinh thiết: Sinh thiết là khi một mẫu mô nhỏ được lấy ra khỏi một phần cơ thể. Mẫu sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường. Sinh thiết mẫu có thể xác nhận hoặc loại trừ ung thư.

Nếu bạn được xác nhận là bị ung thư vú, có thể cần thêm các xét nghiệm để đánh giá nếu nó đã lan rộng. Ví dụ, xét nghiệm máu, siêu âm gan hoặc chụp X quang ngực.

Ung thư vú được điều trị như thế nào?

Các lựa chọn điều trị có thể được xem xét bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nội tiết tố. Thường thì kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp điều trị này được sử dụng.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top