Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 ca nhiễm cúm A/H1N1 sức khỏe ổn định

Thứ tư, 08:51 03/06/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Theo xác nhận của Sở Y tế TP HCM đến chiều 2/6, tại TP này số người nhiễm cúm A/H1N1 vẫn dừng ở con số 3. Cả 3 bệnh nhân đều nhập cảnh từ Mỹ vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất.

 
3 ca nhiễm sức khỏe ổn định

Anh Nguyễn Văn Minh (quận 3, TPHCM) cho hay: “Nghe báo chí thông tin rằng cúm này ở thế giới chết nhiều lắm. Bây giờ Việt Nam đã có liên tiếp mấy ca liền. Bệnh lại dễ lây lan như vậy, thật đáng lo ngại”. Chị Hà Trang (quận 8, TPHCM) lo lắng: “Trường hợp hai mẹ con từ Mỹ về bị cúm A/H1N1 lại cư ngụ ở quận 8 nên tôi sợ lắm nhưng không biết phòng tránh bằng cách nào?”.

Đến chiều tối ngày 2/6, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, Nguyễn Văn Châu xác nhận ngoài 3 ca nhiễm cúm A/H1N1 đến nay vẫn chưa có thêm ca nhiễm nào. BS Châu khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng. Thay vào đó, cần chung vai với ngành y tế phòng chống, đề phòng dịch lây lan ra cộng đồng. Mặt khác, Việt Nam đã có kinh nghiệm trong phòng chống đại dịch SARS năm 2003, nên đã sẵn sàng trong việc phòng chống dịch cúm A/H1N1. Nếu mọi người tuân thủ những điều kiện phòng tránh dịch sẽ không dễ lây lan ra diện rộng.

Nghi ngờ bị cúm A/H1N1, hãy gọi 0989671115.

Theo BS Châu, virus cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường miệng nhưng hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa. Virus cúm A/H1N1 khi ra khỏi cơ thể người sẽ chết sau 2 giờ, nếu nó nằm trong dịch tiết mũi, miệng thì có thể tồn tại 10 ngày.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TPHCM xác nhận, 3 bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tại Việt Nam tình trạng ổn định nhưng vẫn được theo dõi tại bệnh viện. Những người tiếp xúc với bệnh nhân này cũng được cách ly giám sát và chưa thấy có biểu hiện lâm sàng. Những người tiếp xúc gần với hai ca vừa có kết quả dương tính đã có kết quả xét nghiệm âm tính với cúm A/H1N1.

Từ 13h ngày 1/6 đến 13h ngày 2/6, kết quả kiểm dịch y tế cúm A/H1N1 người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện 6 hành khách có thân nhiệt trên 38 độ C, trong đó có hai ca âm tính, số còn lại vẫn chưa có kết quả.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đang thăm hỏi một bệnh nhân nhiễm
cúm A/H1N1 tại TP HCM. (Ảnh: H.T)

Tiếp tục tăng cường giám sát dịch

Ngày 2/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch ở người đã ký Thông báo số 2 về công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện giám sát và cách ly người nhiễm cúm A/H1N1, tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý y tế đối với người nhà, người tiếp xúc gần và những người liên quan.

Đơn giản cách phòng chống dịch cúm A/H1N1

Theo BS Nguyễn Văn Châu, cần thực hiện nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hô hấp cấp tính, giữ khoảng cách (1m), rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc đông người và cách ly (trong vòng 7 ngày) đối với người đến từ vùng dịch. Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường, nhà ở, nơi làm việc... bằng xà phòng, nước Javel, cloramin B, cồn ethanol trên 70 độ. Đến ngay cơ sở y tế khi cơ thể bị sốt, ho, chảy nước mũi hay có các biểu hiện hô hấp khác.

Thông báo này cũng khuyến cáo trong dịp nghỉ hè, nhiều lưu học sinh, sinh viên về nước từ vùng dịch, đề nghị gia đình theo dõi sức khỏe, hướng dẫn cách ly trong vòng 7 ngày và thông báo với các cơ quan y tế nơi cư trú để được tư vấn, theo dõi theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
 
Các trường hợp nghi ngờ mắc cúm A/H1N1, phải nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế về biện pháp cách ly tránh lây lan ra cộng đồng; Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường (thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường); Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
 
Đặc biệt, khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì chủ động cách ly, không đến nơi tụ tập đông người để phòng cho người khác không bị mắc bệnh, thông báo ngay cho các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời giảm nguy cơ biến chứng dễ dẫn đến tử vong.
 
Khi có hiện tượng nhiều người bị cúm hoặc viêm phổi nặng, nghi ngờ cúm A/H1N1 thì thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đồng thời thông báo Bộ Y tế -  Cục Y tế Dự phòng và Môi trường theo số điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115, Fax: 043 7366 241.

Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam để theo dõi sát tình hình và triển khai các biện pháp phòng chống không để dịch xâm nhập và lây lan tại cộng đồng.

Vân Khánh – Huyền Trang

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

Top