3 cách tự kiểm tra tình trạng cột sống thắt lưng tại nhà, bác sĩ nhắc nhở người trẻ lười vận động dễ mắc bệnh nhất
Khoảng 10 năm trước, thoát vị đĩa đệm thường chỉ xảy ra ở người trên 40 tuổi. Nhưng do đặc thù công việc, thói quen sinh hoạt khiến bệnh này trẻ hóa nhanh chóng, trở thành căn bệnh phổ biến ở người trẻ tuổi ngày nay.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Số lượng bệnh nhân phải điều trị bệnh này phổ biến ở lứa tuổi từ 25 - 30 và chiếm đa số là bệnh lý về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, sau đó đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới, cứ 10 người thì có 8 người bị đau thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời. Tại Mỹ, có 15 - 20% người dân đến phòng khám vì đau thắt lưng mỗi năm và người trẻ chiếm phần lớn.
Đĩa đệm thắt lưng được cấu tạo bởi 3 phần: nhân tủy, nhân xơ và đĩa sụn. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là sự vỡ của bao xơ do lão hóa, chấn thương hoặc căng thẳng mãn tính lâu dài của đĩa đệm cột sống thắt lưng, chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau đớn và các biến chứng khác. Năm nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này bao gồm:
- Nhân viên văn phòng hoặc người phải ngồi lâu liên tục trên 6 giờ mỗi ngày. Những người ngồi sai tư thế, thường ngủ gục ngay trên bàn.
- Người có công việc đặc thù phải đứng hoặc ngồi nhiều, ít có sự thay đổi tư thế trong quá trình làm việc như lễ tân, sinh viên, tài xế, thợ may…
- Nhóm người lao động phổ thông làm việc vất vả, thường xuyên khuân vác nặng nhọc hoặc bê vật nặng không đúng tư thế.
- Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như: đeo túi nặng lệch vai, ngồi vắt chéo chân, gối đầu quá cao khi ngủ…
- Người thừa cân, béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị tổn thương.

Tuy nhiên, rất nhiều người trẻ chủ quan, xem nhẹ bệnh dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng, khó vận động, teo cơ, tàn phế, thậm chí là nằm liệt giường.
Nhưng cũng không ít người thực sự chưa đủ nhận thức về triệu chứng phát hiện bệnh, hoặc không có thời gian đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng 3 phương pháp tự kiểm tra sau:
1. Kiểm tra qua độ cao của chân
Đây là bài kiểm tra chức năng cột sống thắt lưng cơ bản, được áp dụng trong cả Đông và Tây y, bạn có thể tự làm 1 mình hoặc nhờ người hỗ trợ.

Đầu tiên hãy nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, sau đó từ từ tự nâng hoặc nhờ người khác nâng 1 chân lên cao không quá 60 độ. Lưu ý, lúc này cả 2 chân vẫn phải duỗi thẳng, không gập gối.
Nếu bạn cảm thấy đau lưng, đau mông, đau chân rõ rệt khi nâng chân lên 1 chút hoặc trước khi đưa lên 60 độ thì đó có thể là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
2. Kiểm tra qua việc duỗi chân
Bạn hãy nằm ngửa trên giường hoặc trên mặt sàn phẳng, nhờ 1 người nắm lấy phần cổ chân và kéo từ từ về phía đối diện.

Nếu bạn thấy xuất hiện cảm giác đau ở phần cẳng chân thì đó chính là một trong những dấu hiệu ban đầu bệnh thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, hãy sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
3. Kiểm tra lực kéo dây thần kinh đùi
Bài kiểm tra này được cho là phức tạp nhất trong 3 bài và nên có 1 người hỗ trợ để có độ chính xác cao hơn.
Người cần kiểm tra sẽ nằm sấp trên giường,1 chân duỗi thẳng, nâng bắp chân còn lại lên 90 độ so với đùi. Lúc này, người hỗ trợ nắm cổ chân đang gập và từ từ nâng đùi có người cần kiểm tra lên cao ít nhất là 10cm so với mặt phẳng hoặc giường.

Cần lưu ý, người nằm phải duỗi thẳng chân còn lại, giữ thăng bằng toàn thân trong khi kiểm tra. Nếu có cảm giác đau lan tỏa ở mặt trước của đùi, có thể cho thấy đĩa đệm cột sống thắt lưng đã có vấn đề.
Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, muốn xác định chính xác thì vẫn cần điều tra bệnh sử chi tiết, làm các xét nghiệm kiểm tra, chụp X-quang, CT hoặc MRI. Vì vậy, tốt nhất là hạn chế ngồi lì 1 chỗ thời gian dài, điều chỉnh tư thế ngủ, ngồi hay làm việc, thường xuyên tập thể thao và đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Lăng Khuê
Nguồn và ảnh: Sohu, WHO, SundayMore

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 33 phút trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 1 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 2 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 14 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 16 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.