Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 dấu hiệu ung thư vú đang tiến triển trong người: Học ngay cách tự khám để phát hiện sớm

Thứ tư, 09:16 28/11/2018 | Sống khỏe

Ung thư vú là bệnh lý ác tính có tốc độ phát triển và di căn nhanh. Khi thấy cơ thể có những triệu chứng dưới đây, cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám sớm.

Dấu hiệu của ung thư vú

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hải H. 43 tuổi, ở nhà tự sờ thấy khối ở vú trái nhưng không đi khám, sau ba tháng khối u to nhanh lên bệnh nhân vào bệnh viện Đa Khoa Đức Giang, Hà Nội khám bệnh. Tại đây, bệnh nhân được khám, siêu âm, chụp X quang vú phát hiện một khối khoảng 2.5 cm, mật độ chắc, ranh giới không rõ, không di động, trên X quang và siêu âm có vi vôi hóa.

Bệnh nhân được chọc hút tế bào kim nhỏ khối u vú. Trên tế bào học có nghi ngờ bệnh ung thư biểu mô tuyến vú. Sau đó bệnh nhân được sinh thiết kim để chẩn đoán xác định. Kết quả ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập.

Theo Ths.Bs. Đào Thị Nguyệt khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Bệnh phẩm sau mổ là ung thư xâm nhập rất rõ ràng.


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Điều đáng nói ở đây là, bệnh nhân đã phát hiện từ trước nhưng không đi khám bệnh. Hiện tại khối u đã rất lớn và xâm nhập, khả năng tái phát hoặc di căn sẽ cao hơn so với được phát hiện sớm.

Theo bác sĩ Nguyệt, Việt Nam có 42.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34, nhiều nhất ở 55-59 tuổi với tỷ lệ 135/100.000 dân.

Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn sớm không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tuyến vú thông thường.

Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy một số triệu chứng:

Thứ nhất: bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực, khối u ác tính tại vú có nhiều kích thước khác nhau, có thể là khối u đơn lẻ, hay các khối u nằm rải rác phía sau núm vú hoặc ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều làm đầy mô vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực. Khối u ở vú làm đẩy mô vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.

Thứ hai: ngứa ở ngực, các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da, gây ngứa khó chịu cho người bệnh.

Thứ ba: Đau lưng, vai, gáy, cơn đau lưng, vai gáy ở các bệnh nhân ung thư vú thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống vì thế mà nhiều người chủ quan.

Bác sĩ Nguyệt cho biết cách phát hiện sớm ung thư vú sớm nhất đó là chị em cần biết cách tự khám vú ở nhà. Đây được xem là cách đơn giản nhất để chị em có thể tìm ra bệnh ung thư cho mình.

Các bước hướng dẫn tự khám vú

- Bước 1: Cởi bỏ áo và đứng trước gương, xuôi 2 tay, quan sát các dấu hiệu bên ngoài dễ nhìn thấy như tiết dịch núm vú, núm vụ bị thụt vào trong, nhăn bề mặt vú, viêm da quanh vùng vú… hay không.

- Bước 2: Dùng tay để kiểm tra vú. Nâng một bên cánh tay lên áp sát đầu, dùng tay còn lại kiểm tra vú.

- Bước 3: Giơ hai tay lên đầu và quan sát trước gương.

- Bước 4: Đặt cánh tay đối diện ra sau cơ ngực và ấn nhẹ xuống để kiểm tra ngực.

- Bước 5: Kiểm tra vú ở tư thế nằm.

Thời điểm thích hợp nhất để tự khám vú là 5 ngày sau khi sạch kinh nguyệt.


Khám vú để phát hiện bệnh sớm nhất

Khám vú để phát hiện bệnh sớm nhất

Các dấu hiệu khi tự kiểm tra cần lưu ý:

Khi khám vú, nếu chị em phụ nữ thấy các dấu hiệu như thay đổi hình dạng và kích thước vú: khi bị ung thư vú, ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường.

Theo bác sĩ Nguyệt, khi tự khám vú chị em sẽ thấy sự thay đổi ở núm vú: núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm. Núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách: hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Ngực đỏ, bị sưng: ngực nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm.

Khi tự khám vú tại nhà giúp chị em sớm phát hiện các bất thường của tuyến vú. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, cần đến các cơ sở y tế thăm khám chuyên sâu như chụp nhũ ảnh, sinh thiết, chụp Ct.

Các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ xác định rõ bạn có mắc ung thư vú hay không. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp và mức độ cụ thể mà tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống nhiều nước ngọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh gì?

Uống nhiều nước ngọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 43 phút trước

Đồ uống có đường (nước ngọt) cung cấp quá nhiều calo và hầu như không có chất dinh dưỡng nào khác. Hơn thế nữa, uống nhiều nước ngọt còn khiến chúng ta phải đối mặt với các bệnh nghiêm trọng.

Người đàn ông 33 tuổi ở Vĩnh Phúc bị suy gan cấp, men gan tăng gấp 35 lần vì một sai lầm khi dùng thuốc

Người đàn ông 33 tuổi ở Vĩnh Phúc bị suy gan cấp, men gan tăng gấp 35 lần vì một sai lầm khi dùng thuốc

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Mắc viêm gan B nhưng tự ý ngưng dùng thuốc kháng virus để uống thuốc nam, người đàn ông ở Vĩnh Phúc phải nhập viện gấp do bị suy gan cấp, men gan tăng gấp 35 lần.

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mục tiêu giảm cân của bạn có thể đạt được nếu tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy tránh xa 3 loại thực phẩm màu trắng dưới đây vì chúng ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vôi hóa cột sống là bệnh lý thuộc nhóm thoái hoá cột sống gây cảm giác khó chịu, đau đớn vùng cột sống cổ và lưng. Ngoài các nguyên nhân liên quan đến lão hóa, sinh hoạt, vận động thì dinh dưỡng kém cũng là yếu tố góp phần phát sinh và làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống.

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi muốn thải độc gan

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi muốn thải độc gan

Sống khỏe - 7 giờ trước

Nếu bạn đang xem xét một kế hoạch thải độc gan để làm sạch cơ thể, hãy đọc bài viết này để hiểu về 5 quan niệm sai lầm thường gặp và có hướng đi phù hợp nhất.

7 lợi ích từ đậu giúp cơ thể khỏe mạnh, chậm lão hóa

7 lợi ích từ đậu giúp cơ thể khỏe mạnh, chậm lão hóa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Với những lợi ích mang lại cho sức khỏe, đậu được coi là một 'siêu thực phẩm' giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lão hóa.

Giật mình với những thói quen dùng quạt đang "bào mòn" sức khỏe bạn mỗi ngày

Giật mình với những thói quen dùng quạt đang "bào mòn" sức khỏe bạn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Quạt là thiết bị điện gia dụng quen thuộc, mang lại sự mát mẻ trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, sử dụng quạt sai cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen dùng quạt sai lầm mà bạn nên tránh ngay.

Đang làm việc trong phòng điều hòa, người đàn ông 54 tuổi ở Vĩnh Phúc phải đi cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người

Đang làm việc trong phòng điều hòa, người đàn ông 54 tuổi ở Vĩnh Phúc phải đi cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Khi đang ngồi làm việc trong phòng điều hòa, ông L. cảm thấy cứng đờ nửa người bên phải, không cử động được, không nói được, không đi và đứng được.

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bà nội của bé gái bị suy thận mạn giai đoạn cuối bày tỏ quyết tâm: “Tôi sẽ hiến thận cho cháu, dù chỉ còn một tia hy vọng cũng mong các bác sĩ cứu sống cháu”.

Top