Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Chủ nhật, 08:10 18/05/2025 | Bệnh thường gặp

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Dầu ăn không chỉ dùng để nấu ăn mà còn là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho cơ thể chúng ta mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn hoặc sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể trở thành "kẻ giết người vô hình" gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây nguy hiểm cho gan.

Dưới đây là 3 loại dầu ăn có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh gan và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác:

1. Dầu ăn đã mở nắp quá lâu

Bình thường một chai dầu ăn sẽ có hạn sử dụng trước khi mở nắp và sau khi mở nắp. Sau khi mở nắp thời hạn sử dụng sẽ bị rút ngắn đáng kể và hầu hết trên nhãn dán ở chai dầu ăn sẽ có khuyến nghị của nhà sản xuất về thời gian sử dụng dầu ăn tốt nhất sau khi mở nắp là khoảng bao nhiêu lâu.

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!- Ảnh 1.

Ảnh: Sina

Nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn đã mở nắp trong thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể. Điều này được giải thích là do oxy, độ ẩm và vi sinh vật trong không khí có thể xâm nhập vào chai dầu và gây ra quá trình oxy hóa dầu, khiến dầu nhanh bị hỏng hơn; đồng thời sản sinh ra các gốc tự do và peroxide có hại cho cơ thể. Theo thời gian không chỉ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm mà còn tăng gánh nặng cho gan, gây bệnh gan.

Do vậy, tốt nhất khi mua dầu ăn, hãy đọc kỹ khuyến nghị và hướng dẫn của nhà sản xuất trên chai dầu về thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản. Dầu ăn giữ được chất lượng tốt nhất và an toàn để sử dụng thường là trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp và được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và hơi nóng trực tiếp.

2. Dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Việc chiên dầu nhiều lần sẽ gây ra một loạt phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao, tạo ra nhiều chất độc hại bao gồm cả acrylamide. Những chất này không chỉ phá hủy hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm mà còn làm tăng gánh nặng giải độc của gan. Sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần về lâu dài có thể gây tổn thương gan và ung thư.

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!- Ảnh 2.

Ảnh: jfdaily

Do đó, vì sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình, hãy cố gắng tránh sử dụng dầu tái chế, hoặc kiểm soát tần suất và nhiệt độ khi sử dụng và thay dầu mới kịp thời.

3. Dầu tự ép

Dầu tự ép tại nhà thường không được kiểm soát chất lượng chặt chẽ và điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất, dễ bị nhiễm các chất độc hại từ nguyên liệu ép dầu như aflatoxin - độc tố độc hại thường được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc bị mốc như gạo, lạc (đậu phộng), hạt hướng dương,..

Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh được WHO xếp hạng là chất gây ung thư loại 1 và cực kỳ độc hại đối với gan dù chỉ tiêu thụ với một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc gan cấp tính, theo thời gian tiêu thụ lâu cũng gây ra các bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng.

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!- Ảnh 3.

Ảnh: Sohu

Ngoài ra, tỷ lệ axit béo và hàm lượng dinh dưỡng của dầu tự ép có thể không cân bằng như dầu tinh luyện. Tốt nhất nên mua dầu tại các cơ sở sản xuất uy tín, có kiểm định an toàn.

Nhìn chung, các loại dầu ăn khác nhau chứa các loại axit béo và chất dinh dưỡng khác nhau. Để có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, chúng ta nên lựa chọn nhiều loại dầu ăn khác nhau như dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu ngô, dầu đậu nành,... Đồng thời, nên sử dụng các loại dầu khác nhau với sự kết hợp hợp lý theo phương pháp nấu ăn và loại thực phẩm để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.

Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe, nên kiểm soát lượng dầu ăn tiêu thụ hàng ngày trong phạm vi nhất định, chẳng hạn như không quá 25 - 30 gam mỗi ngày đối với người trưởng thành có khẩu phần ăn từ 2000 - 2500 calo một ngày. Cuối cùng, hãy cố gắng giảm tần suất sử dụng các phương pháp nấu ăn nhiều dầu mỡ như chiên, xào khi nấu ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Nguồn: Sohu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Sống khỏe - 2 ngày trước

GĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Top