3 loại trà mà tế bào ung thư sợ nhất: Giúp "quét rác" cho cơ thể, ức chế vi khuẩn, đẩy lùi mầm bệnh
Đây là những loại trà không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có tác dụng chống lại bệnh ung thư.
1. Trà đen
Trà đen được làm từ lá của một loại cây bụi có tên là Camellia sinensis. Loại trà này có chứa caffeine, các chất kích thích và các chất chống oxy hoá. Trà đen có thể được uống nóng hoặc uống lạnh.
Để sản xuất trà đen, người ta cho lá trà tiếp xúc với không khí ẩm, giàu oxy (quá trình oxy hoá) để biến lá trà từ màu xanh lục sang màu nâu sẫm đen. Các nhà sản xuất trà có thể kiểm soát được quá trình oxy hoá. Trà đen là loại trà trải qua oxy hoá hoàn toàn, còn trà xanh có chung nguồn gốc nhưng không bị oxy hoá.
Trà đen giàu caffeine, có thể làm tăng hưng phấn cho trung tâm thần kinh trong cơ thể. Loại trà này còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất cho cơ thể, trì hoãn sự lão hoá. Uống trà đen thường xuyên còn có thể cải thiện hiệu quả bệnh ung thư.

Uống trà đen thường xuyên còn có thể cải thiện hiệu quả bệnh ung thư. (Ảnh minh hoạ)
2. Trà ô long
Trà ô long là một loại trà truyền thống của Trung Quốc. Để sản xuất trà ô long, người ta sẽ để héo lá trà tươi, cho đến khi độ ẩm giảm xuống dưới 55% trọng lượng ban đầu. Những chiếc lá héo sau đó được cuộn và nghiền để bắt đầu quá trình lên men polyphenol. Trong quá trình này, catechin được chuyển đổi thành theaflavins và thearubigin.
Sau đó, trà được sao để chấm dứt quá trình oxy hoá và làm khô lá. Quá trình này tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng cho trà ô long. Một tách trà ô long có chứa một lượng nhỏ canxi, magie, kali. Nó cũng chứa khoảng 38mg caffeine và một số chất chống oxy hoá mang lại lợi ích cho sức khoẻ.
Trong một số phân tích, các nhà phân tích phát hiện những người thường xuyên uống trà ô long có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 25%. Đồng thời khả năng họ tử vong do ung thư chỉ bằng một nửa so với những người ít hoặc không uống trà ô long.

Trà ô long có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể. (Ảnh minh hoạ)
Các nhà khoa học tin rằng, chất chống oxy hoá có trong trà ô long có thể giúp ngăn ngừa đột biến tế bào dẫn đến ung thư trong cơ thể. Polyphenol trong trà cũng có thể làm giảm tốc độ phân chia tế bào ung thư. Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: Ung thư phổi, thực quản, gan, trực tràng… đối với những người uống trà ô long thường xuyên.
Ngoài hỗ trợ phòng chống ung thư, trà ô long còn mang lại một số lợi ích khác như: Giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ tiểu đường, cải thiện chức năng não, tăng cường sức mạnh của răng và xương, hỗ trợ hệ thống miễn dịch…
Trà ô long có thể giúp điều hoà lipid máu hiệu quả, cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ máu cao trong cơ thể, loại bỏ độc tố, đồng thời có tác dụng làm đẹp.
3. Trà xanh
Trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đối với bệnh nhân ung thư, trong cơ thể có một số độc tố nhất định nên uống trà xanh để cải thiện là một lựa chọn tốt.
Trà xanh rất giàu polyphenol có tác dụng giúp đầu óc minh mẫn. Các hợp chất trong trà xanh có thể giúp ức chế vi khuẩn trong cơ thể hiệu quả và không gây hại cho hệ thực vật có lợi.

Trà xanh. (Ảnh minh hoạ)
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Người mắc ung thư có thể uống trà xanh để hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể. Uống trà xanh còn giúp sảng khoái tinh thần, loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 7 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.