Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 món ngon trong mùa đông nhưng phải thận trọng vì ăn sai cách có thể làm tổn thương dạ dày, thậm chí gây ung thư

Thứ năm, 16:59 31/12/2020 | Sống khỏe

Để thưởng thức 3 món ăn này một cách an toàn, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây.

Nhắc đến mùa đông , người ta không chỉ liên tưởng đến những cơn gió se lạnh mà còn nghĩ ngay đến vô vàn món ăn nóng hổi, thơm nức nở như lẩu, nướng, ốc luộc. Đây đều là những món ngon nhưng thực tế lại vô cùng nguy hiểm bởi ăn sai cách có thể làm tăng nguy cơ béo phì, dạ dày, thậm chí ung thư.

1. Món ốc luộc

Vào những ngày thời tiết se lạnh, các quán ốc luộc vô cùng đông khách vì ai cũng yêu thích vị ngọt, dai của thịt ốc cùng nước chấm chua ngọt, thơm ngon. Ốc luộc không chỉ là món ngon mà còn là một nguồn cung cấp canxi, chất sắt... cùng vô vàn khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, bên trong món ăn dân dã này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe không ngờ tới nếu như bạn mắc phải những sai lầm dưới đây.

3 món ngon trong mùa đông nhưng phải thận trọng vì ăn sai cách có thể làm tổn thương dạ dày, thậm chí gây ung thư - Ảnh 1.

Ốc luộc ngon nhưng sẽ nguy hiểm nếu ăn sai cách.

- Để ốc quá lâu trước khi chế biến

Sau khi ốc được mua về mà không chế biến ngay thì tỉ lệ ốc chết sẽ khá nhiều, ốc khi chết sẽ có mùi thum thủm. Tình trạng ăn ốc luộc không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy .

- Không ngâm ốc trước khi luộc

Ốc là loài thủy sinh, sống ở trong bùn đất vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất khi sơ chế ốc là phải ngâm chúng trong nước sạch nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng bán ốc do phải chế biến với số lượng lớn nên giai đoạn ngâm ốc có thể bị bỏ qua. Nếu ăn phải ốc chưa ngâm kỹ, bạn có thể ăn phải bùn đất hoặc ký sinh trùng. Vì vậy tốt nhất chỉ nên ăn ốc luộc tại nhà, hoặc những quán ốc quen thuộc, uy tín.

- Luộc ốc chưa chín kỹ

Vỏ ốc rất kín vì vậy có thể là nơi ẩn náu của các loại ký sinh trùng như giun, sán. Nếu không đun ốc thật lâu, đủ chín thì khả năng nhiễm giun sán là rất cao. Một người bị nhiễm sán từ ốc có thể xuất hiện dấu hiệu như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụng, sốt, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, sán lên não có thể gây nên tình trạng chết não, sống thực vật thậm chí tử vong.

2. Món lẩu

Lẩu là một trong những món ăn kích thích vị giác và hấp dẫn nhất trong mùa đông. Tuy nhiên, trước khi ăn bạn nên cần tránh những sai lầm dưới đây:

- Ăn lẩu sống tái

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Nhiều người có một thói quen rất xấu đó là nhúng thực phẩm vào nồi nước dùng đang sôi nóng rồi ăn lúc mới tái. Thực tế, những thực phẩm tươi sống và tái thì chưa thể diệt hết được ký sinh trùng còn bám trên đó, có thể khiến người ăn bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Vì thế, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo khi ăn lẩu cần đảm bảo "ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh".

- Ăn lẩu quá cay

Mùi vị lẩu chua cay sẽ dễ ăn hơn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn, nhưng khi bạn ăn quá chua hay cay thì sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày , có thể khiến cho bạn dễ bị rơi vào tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì thế, bạn nên điều chỉnh vị chua cay nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến dạ dày.

- Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Thói quen ăn lẩu lai rai, vừa ăn vừa trò chuyện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi việc ăn liên tục trong vài tiếng sẽ khiến dạ dày của chúng ta phải làm việc liên tục. Có thể gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.

- Ăn lẩu quá nóng

Đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi nướng dùng nóng hơn 100 độ C, nếu ngay lập tức được cho vào miệng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản, gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Để ăn lẩu an toàn, bạn nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.

3. Món nướng

Thời tiết se lạnh của mùa đông rất lý tưởng để cùng bạn bè quây quần bên một bàn thịt nướng. Tuy nhiên, ăn đồ nướng trong mùa đông cũng cần tránh rất nhiều điều đại kỵ sau đây.

- Ăn thịt nướng quá nhiều

Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, ăn thịt nướng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư do trong quá trình nướng thịt có thể làm sản sinh hai nhóm chất là nhóm amin vòng phức (HCAs -Heterocyclic amines) và nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs - polycyclic aromatic hydrocarbons).

Hơn nữa, thịt nướng giàu đạm, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì nếu bạn ăn quá nhiều. Để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tháng.

3 món ngon trong mùa đông nhưng phải thận trọng vì ăn sai cách có thể làm tổn thương dạ dày, thậm chí gây ung thư - Ảnh 2.

- Tránh hít phải khói nướng

Các nhà khoa học Trung Quốc từng chỉ ra rằng những người tiếp xúc với khói nướng một giờ mỗi ngày dễ bị ung thư hơn người khác. Chất độc trong khói nướng không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp mà còn qua làn da. Chính vì vậy khi đi ăn nướng, bạn nên chọn quán nướng không khói. Đối với các bữa nướng ngoài trời, bạn nên để vỉ nướng cách bàn ăn 3m, đứng ngược gió khi nấu.

- Tránh ăn thịt nướng tái

Thịt nướng quá chín thường được cho là sẽ gây dai và mất đi hương vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên ăn thịt nướng chín vừa đủ, không ăn thịt tái vì sẽ dễ bị nhiếm ký sinh trùng, đồng thời còn tiểm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe 
tâm thần

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Sống khỏe - 1 giờ trước

Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bỏ qua dấu hiệu chán ăn, đau bụng âm ỉ vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác. Sau đó một thời gian đi khám, bà bất ngờ nhận kết quả bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Top