3 năm sinh 4 con, 9X Hà Nam mang thai hiếm 8 nghìn ca có một, nổi tiếng cả vùng
Chị Lê Thị Thương mang bầu tam thai tự nhiên hiếm gặp, tỷ lệ 1/8.000 ca sinh.

Hơn 1 tháng sinh con, Lê Thị Thương (25 tuổi, Hà Nam) vẫn ngỡ mình như đang trong một giấc mơ. Cô không thể tin được, 25 tuổi trong khi bạn bè nhiều người vẫn đang bay nhảy ở bầu trời rộng lớn kia mình lại đang quay cuồng làm mẹ bỉm sữa của 4 con. Đặc biệt, cô không thể tin rằng, một người gầy gò, nhỏ bé chỉ nặng 47kg như mình có thể mang thai 3 tự nhiên hiếm gặp 8.000 ca mới có một thành công, được mẹ tròn con vuông.

4 bé nhà Thương.
Nặng chỉ 47kg, ai cũng lo sao mang nổi 3 thai trong bụng
Về thôn Thần Nữ, xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, chỉ cần hỏi bà mẹ siêu nhân tên Thương sinh 3 không ai là không biết. Hơn 1 tháng nay Thương nổi tiếng cả vùng bởi trường hợp sinh 3 tự nhiên hiếm gặp của mình. Vừa thấy các con khóc, Thương lại dỗ dành chúng rồi nhanh tay đi pha 3 bình sữa, hai tay cô cầm 2 chiếc bình giữ cho 2 bé, một bé còn lại cô phải nhờ mẹ cho ăn giúp. May mắn hơn 1 tháng qua, có 2 mẹ và gia đình đỡ đần nên Thương cũng bớt vất vả phần nào.
Thương lấy tay vén vội tóc cười rồi nói: "Sinh 3 vất vả lắm, cái gì cũng cùng một lúc đôi khi mình phải quay chóng mặt. Thế nhưng nhìn 3 con vui lắm".

Thương mang bầu tam thai tự nhiên hiếm gặp.
Vừa vỗ về các con đi ngủ sau khi ăn no xong, Thương vừa chia sẻ, cô và ông xã hơn 4 tuổi kết hôn vào năm 2016. Năm sau, vợ chồng Thương hạnh phúc chào đón con gái đầu lòng. Năm 2019, vợ chồng cô lên kế hoạch sinh bé thứ 2. Cứ nghĩ mình như bao bà mẹ bình thường khác nhưng nào ngờ ngày nhận tin vui cũng là ngày vợ chồng Thương hoang mang, không biết phải làm sao khi bác sĩ thông báo mang thai 3 tự nhiên hiếm gặp, 8000 ca mới có một.
Cả hai lo hơn là mừng vì thân hình nhỏ bé của Thương chỉ 47kg, sức khỏe yếu làm sao mang nổi bầu 3. Đặc biệt, khi thông báo cho cả gia đình nội ngoại 2 bên, ai cũng lo không biết cô có mang nổi cái bụng sinh 3 không.
"Từ khi biết mang thai 3, hai vợ chồng mình phải lên mạng tìm hiểu rất nhiều. Đọc cũng thấy nhiều nguy cơ xấu nên cả 2 vợ chồng cũng lo lắng không ăn không ngủ được. Vợ chồng mình phân vân với quyết định giảm thiểu hay giữ cả 3 bé và rồi vợ chồng mình quyết định dù khó khăn thế nào, nguy hiểm thế nào cũng giữ lại 3 con", Thương thổ lộ.
Sau khi quyết định để, Thương phải theo dõi thai kì liên tục, cứ 2 tuần phải đi khám 1 lần, có khi có triệu chứng gì, cô cũng đi khám lại luôn. Mang bầu 3 đối diện với nhiều nguy cơ nên ngay khi thai được 12 tuần, cô phải khâu eo cổ tử cung. May mắn mang bầu 3 sức khỏe tốt, không bị khén nhiều nên cô vẫn đi làm được như bình thường.

Mang bầu 27 tuần bị dọa sinh non Thương khá lo lắng.
Nói đến đây, Thương nhớ lại khoảng thời gian lo lắng nhất như ngồi trên đống lửa của mình khi thai 27 tuần bị dọa sinh non phải nằm viện 1 tuần trời. 1 tuần nằm viện ấy cả gia đình cô nơm nớp lo sợ với tình hình con. May mắn có chồng luôn ở bên động viên, an ủi và tin tưởng vào các bác sĩ mà cô vượt qua được, giữ 3 con được đến 37 tuần.
"27 tuần dọa sinh non, sau khi ra viện mình không về quê mà ở Hà Nội dưỡng thai và để có vấn đề gì vào viện cho tiện. Mình phải nằm một chỗ không làm gì hết, mình cũng xin nghỉ làm để giữ con. Vì bị dọa sinh non nên mình cũng phải hạn chế đồ ăn bổ sợ con to quá đòi ra sớm và hạn chế đi lại để giữ con được ngày nào hay ngày đấy. Thời gian cuối mình bầu nặng nề, khó chịu, mất ngủ suốt, chỉ mong được đón các con ra sớm thôi", Thương cho hay.
Được biết, cả thai kỳ Thương tăng 10kg, cô không bị phá nét trên gương mặt nhưng cô bị rạn bụng khủng khiếp từ 22 tuần. Chiếc bụng nhọn to rạn chằng chịt nhìn thấy cả gân máu khiến Thương lần nào nhìn cũng phải xót xa. Mỗi lần như vậy cô phải tự an ủi động viên mình "mẹ sẽ hy sinh tất cả vì các con".


Cô mang bầu bụng rạn, cả nhà lo lắng người nhỏ yếu sao mang nổi bầu ba.
Sinh tam thai tự nhiên hiếm gặp, 8 nghìn ca mới có một
Thương sinh 3 bé ở tuần thứ 37. Nhớ lại ngày đi sinh của mình, Thương kể, cô nhập viện khi tử cung đã mở được 3 phân. Mặc dù giữ con được đến 37 tuần là một điều may mắn nhưng cô cũng khá lo lắng khi nhập viện vì phải "ăn dao".
Sợ đau là vậy nhưng đến khi 3 bé cất tiếng khóc chào đời cô quên cả đau. Nghe bác sĩ thông báo từng cân nặng 3 bé, cô hạnh phúc rưng rưng nước mắt, cuối cùng cô cũng đã thành công.
"Ba bé trai nhà mình sinh vào ngày 16/7 vừa qua với cân nặng lần lượt: 2,1kg; 1,8kg; 1,85kg. Tổng cân nặng 3 bé là 5,7kg. Các bác sĩ và cả y tá ở phòng ai cũng khen trộm vía chứ không nhỏ lắm", Thương cười chia sẻ.

Ba bé nặng tổng 5,7kg.
Sau sinh vì bị mất máu nhiều và sức khỏe yếu nên Thương được mẹ chồng, mẹ đẻ, và chồng đỡ đần việc chăm 3 bé. Mãi đến 2 ngày sau sinh cô mới có thể dậy tập đi lại được. Và sang ngày thứ 3 sau sinh cô mới có sữa cho 3 bé bú.
Hiện tại, 3 bé nhà Thương đã được hơn 1 tháng tuổi, nặng lần lượt 3,5kg; 3,3kg; 3,4kg. Mỗi ngày các bé bú khoảng 8-10 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 80-90ml/ bé. Tổng cộng, mỗi ngày các bé bú 2,2-2,7 lít sữa và thay khoảng 21 chiếc bỉm.

Chiếc bụng rạn khiến Thương tự ti sau sinh.
Thương sau sinh hơn tháng cân nặng cũng giảm còn 53kg. Mặc dù đã gần lấy lại được vóc dáng nhưng mỗi lần nhìn xuống chiếc bụng rạn nhăn nhúm, đen thui, Thương lại cảm thấy tự ti, tủi thân. 3 năm làm mẹ 4 con dẫu phải quay cuồng, đầu tắt mặt tối, stress và hy sinh bản thân rất nhiều nhưng nhìn thấy các con cô đều cảm thấy mọi hy sinh đó đều xứng đáng.
"Công cuộc mang bầu và đi đẻ của mình vui có buồn có, lo lắng có. Nhưng bây giờ khi các con chào đời bình an, khoẻ mạnh mình thấy đó đã là hoàn mỹ lắm rồi, mình không mong gì hơn", Thương mỉm cười.



Ba bé nhà Thương nổi tiếng cả vùng.
Theo Phụ nữ VN

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.