Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

Thứ ba, 07:43 08/04/2025 | Bệnh thường gặp

Chỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Cá từ lâu đã được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng , có lợi cho tim mạch, não bộ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn cá đúng cách có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa các bệnh lý về nhận thức như sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, khi môi trường biển ở nhiều nước bị ô nhiễm, việc tiêu thụ cá cũng tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với các kim loại như thủy ngân, chì hay cadmium - có thể gây hại cho hệ thần kinh nếu tích tụ lâu dài.

Dưới đây là 3 thay đổi đơn giản nhưng hiệu quả khi ăn cá mà bạn có thể áp dụng ngay:

1. Ăn cá 2-3 lần mỗi tuần

Theo bác sĩ gia đình Lý Tư Hiền (Trung Quốc), ăn cá ở mức độ hợp lý - khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần - sẽ giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là axit béo omega-3, đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ. Đây là mức tiêu thụ vừa đủ để cân bằng giữa lợi ích dinh dưỡng và nguy cơ tiếp xúc với kim loại nặng.

Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Mỹ xem xét dữ liệu của hơn 3.000 người từ 60 tuổi trở lên và phân tích mối liên hệ giữa tần suất ăn cá, lượng omega-3 trong khẩu phần ăn và nồng độ kim loại nặng trong máu. Kết quả cho thấy, những người ăn cá ít nhất 2 lần một tháng có điểm số cao hơn rõ rệt trong các bài kiểm tra nhận thức so với nhóm không ăn cá. Đặc biệt, lợi ích này vẫn duy trì ngay cả khi người tham gia có tiếp xúc với kim loại nặng ở mức độ nhất định.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá - Ảnh 1.

Bạn không nên ăn quá nhiều cá mỗi tuần. Ảnh minh họa: Ban Mai

2. Ưu tiên ăn cá nhỏ

Theo China Times , một trong những nguy cơ chính khi ăn cá là tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, đặc biệt là khi ăn các loài cá lớn như cá kiếm, cá mập hay cá ngừ đại dương - vốn nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn và dễ nhiễm độc. Để giảm rủi ro này, bác sĩ Lý khuyên nên mọi người chọn những loại cá nhỏ bằng lòng bàn tay. Cá nhỏ không chỉ giàu omega-3 mà còn có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn nhiều so với cá lớn.

Mẹo đơn giản là nếu một con cá có thể đặt gọn gàng trong một cái đĩa, thấy rõ đầu và đuôi thì đó là cá nhỏ và nên ưu tiên dùng.

3. Hạn chế ăn da cá

Một mẹo để giảm hấp thụ kim loại nặng là không ăn da cá vì phần này có thể chứa nhiều kim loại nặng hơn thịt cá. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, khi chiên cá hồi đã bỏ da, lượng kim loại nặng trong món ăn giảm đến 40% so với khi chiên nguyên cá có da. Vì vậy, loại bỏ da trước khi chế biến, đặc biệt khi áp chảo hoặc chiên, là cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, da cá có thể chứa nhiều chất béo, khi tiêu thụ quá mức có thể gây viêm và các vấn đề sức khỏe khác.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top