Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 thời điểm siêu âm giúp phát hiện dị tật thai nhi CỰC CHUẨN mà mẹ bầu nhất định phải ghi nhớ

Thứ năm, 06:37 28/04/2022 | Mẹ và bé

Bất cứ thai nhi nào cũng có thể mắc dị tật bẩm sinh, do đó việc phát hiện sớm các dị tật hết sức quan trọng để có biện pháp xử trí kịp thời.

Siêu âm thai có thể chẩn đoán chính xác 85-90% dị tật thai nhi

Thực tế cho thấy, việc chẩn đoán dị tật thai nhi trên lâm sàng gần như là không thể, bởi có hơn 90% các dị tật thai nhi không có biểu hiện về mặt lâm sàng.

Siêu âm dị tật thai nhi là phương pháp an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện để chẩn đoán, theo dõi cũng như phát hiện dị tật thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. Siêu âm thai có thể chẩn đoán chính xác từ 85% - 90% các trường hợp dị tật thai nhi.

 - Ảnh 1.

Hội chứng Down ở trẻ với những biểu hiện hình thái đặc trưng

Tuy nhiên, giá trị chẩn đoán của siêu âm thai phụ thuộc rất lớn vào thiết bị máy móc, trình độ của bác sĩ siêu âm và thời điểm siêu âm thai.

3 thời điểm siêu âm giúp phát hiện dị tật thai nhi cực chuẩn

Phương pháp siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thái – nghĩa là những gì nhìn thấy được – chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng. Dưới đây là 3 thời điểm siêu âm phát hiện dị tật thai nhi phổ biến nhất mà các mẹ bầu cần lưu ý để không bỏ sót:

Siêu âm thai ở tuần thứ 12 - 14

Từ 12 tuần tuổi, thai nhi đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt hình thái và có những phản xạ như gập duỗi thân mình, duỗi các chi... Đây cũng là 1 trong 3 mốc siêu âm dị tật quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện. Trong lần siêu âm này các bác sĩ sẽ kiểm tra và sàng lọc các dị tật về não, mặt, tim, tiêu hóa, tiết niệu, tứ chi và toàn bộ hình thể.

Ở thời điểm này, siêu âm sẽ giúp tính tuổi thai cực chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây bệnh Down...

 - Ảnh 2.

Siêu âm tuần 12-14 là mốc siêu âm quan trọng đầu tiên trong thai kỳ giúp chẩn đoán dị tật thai nhi

Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.

Siêu âm thai ở tuần thứ 18 - 23

Thời điểm này, thai nhi cơ bản đã phát triển đầy đủ các bộ phận của cơ thể, lượng nước ối cũng nhiều lên cho phép bác sĩ quan sát tốt hình thái của thai nhi. Đây là thời điểm siêu âm tiêu chuẩn để đánh giá toàn bộ thai nhi.

Ngoài ra, đây cũng là mốc quan trọng để phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái, khẳng định những bất thường trước đó nghi ngờ, là thời gian cuối cùng cho quyết định đình chỉ thai nghén nếu có.

Phần lớn các bất thường về hình thái đều có thể được chẩn đoán ở giai đoạn này, các bác sĩ siêu âm sẽ quan sát các bộ phận của thai nhi để đánh giá toàn bộ:

- Các bất thường thần kinh như: Dị tật ống thần kinh, không có não, não úng thủy, giãn não thất, não bé...

 - Ảnh 3.

Siêu âm thai tuần 18 - 23 là thời điểm tiêu chuẩn để đánh giá toàn bộ thai nhi

- Các bất thường hàm mặt: Quan sát rõ hơn các bất thường ở ổ mắt.

- Các bất thường ở tim mạch: Siêu âm có thể quan sát rõ tim và các cấu trúc của tim, cho phép chẩn đoán phần lớn các bất thường như: Thông sàn nhĩ thất, tứ chứng fallot, thiểu sản các van tim, bệnh Ebteins, thất phải 2 đường ra, các rối loạn nhịp tim...

- Các bất thường lồng ngực: Thoát vị hoành, kén ở phổi, tràn dịch màng phổi, thiểu sản phổi...

- Các bất thường ở ổ bụng, ruột và thành bụng như: Hẹp thực quản, hẹp dạ dày, gan to, lách to, tắc ruột, thoát vị rốn....

- Các bất thường thận, tiết niệu như: Không có thận, thận đa nang, tắc nghẽn đường tiểu, bất thường ở bàng quang, niệu đạo...

- Các bất thường ở cơ xương và các chi: Bất thường ngón tay, chân như tật nhiều ngón, tật tay vẹo...

Siêu âm thai 3 tháng cuối ở tuần thứ 30 - 32

Đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc và đang phát triển nhanh.

Siêu âm dị tật thai nhi giai đoạn này chủ yếu để đánh giá sự phát triển thai nhi, vị trí thai nhi, nước ối, dây rốn, sự phát triển của tử cung.

Các bất thường thai nhi có thể được phát hiện thêm hoặc đánh giá rõ hơn ở giai đoạn này bao gồm: Suy dinh dưỡng bào thai; bất thường ở hệ sinh dục như vị trí và sự di chuyển tinh hoàn, u ở cơ quan sinh dục, u nang buồng trứng; bất thường ở tim như hẹp hở van tim, van động mạch chủ 2 lá van, bất thường động mạch chủ… và một số bất thường ở não.

Làm thế nào để ngăn ngừa dị tật thai nhi?

Để phòng ngừa dị tật thai nhi các mẹ bầu cần lưu ý:

- Bổ sung axit folic: Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên bắt đầu bổ sung axit folic trước khi thụ thai. axit folic có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật của cột sống và não.

- Phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu bia, sử dụng ma túy và thuốc lá.

- Thận trọng khi dùng một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu dùng trong thời gian mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

 - Ảnh 5.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng giúp giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Phụ nữ có các bệnh từ trước như bệnh tiểu đường, cần được chăm sóc đặc biệt để quản lý sức khỏe.

- Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện dị tật ở trẻ.

Dị tật thai nhi là điều mà không gia đình nào mong muốn. Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, người mẹ cần chủ động khám thai định kỳ đúng lịch, thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm quan trọng để chủ động phát hiện kịp thời các dị tật của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn hướng xử trí phù hợp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top