3 thực phẩm không đội trời chung với trứng: Không có tỏi như nhiều người lầm tưởng
Từ lâu nay, nhiều người cho rằng ăn trứng với tỏi sẽ sinh ra chất độc, có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Giải mã tin đồn trứng kỵ với tỏi
Tỏi chứa 0,1-0,36% tinh dầu, trong đó có hơn 90% là các hợp chất lưu huỳnh. Thành phần chủ yếu của tỏi là allicin, tạo ra mùi đặc trưng của tỏi. Tỏi tươi không có allicin ngay mà chất này chỉ xuất hiện khi tỏi được nghiền nát, cắt nhuyễn. Nguyên nhân là do khi nghiền nát, chất alliin sẽ chịu tác động của enzyme allinase cũng tồn tại trong củ tỏi và chuyển hóa thành allicin.
Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim mạch...
Theo Đông Y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, tác dụng giải độc, sát khuẩn, trị đầy bụng, tiêu nhọt, đờm, hạch ở phổi...

Trong khi đó, trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Lòng đỏ trứng gà chứa có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Đây là những thành phần tốt và toàn diện cho cơ thể.
Trong lòng trắng trứng chứa chất đậm albumin và các thành phần axit amin tương đối toàn diện.
Trên thực tế, kết hợp trứng với tỏi không hề có hại cho sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều hai thực phẩm này.
Mỗi quả trứng trung bình 17 gram chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Do đó, ăn nhiều trừng sẽ khiến cơ thể khó đào thải hết cholesterol và gây đầy bụng, khó tiêu.
Trong khi đó, tỏi tính nóng, có thể gây đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng trong thời gian dài và liều lượng cao. Ngoài ra, tỏi cũng có thể gây kính ứng dạ dày.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc kết hợp tỏi với trứng vì chúng có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Hai thực phẩm này chỉ gây ra đầy bụng khi ăn cùng nhau chứ không gây ra độc tố như lời đồn thổi.
3 thực phẩm "không đội trời chung" với trứng
Trứng và sữa đậu nành

Vào bữa sáng, nhiều người thích ăn một quả trứng ốp hoặc trứng luộc kèm với ly sữa đầu nành. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa đậu nành chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trứng cũng là thực phẩm giàu đạm. Khi kết hợp hai món ăn cùng giàu đạm với nhau, bạn sẽ cảm thấy khó tiêu, đầy hơi.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành chó chứa trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm suy giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
Sữa đậu nành cũng chứa một chất gọi là protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
Vì vậy, nếu sử dụng trứng và sữa đậu nành, hãy dùng chúng cách nhau vài tiếng.
Trứng và quả hồng

Trứng và quả hồng đều là các thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên ăn hai món này cùng lúc.
Hồng có chứa nhiều chất tannin. Chất này gặp đạm trong trứng có thể tạo thành các khối phân tử không tan, khó phân hủy và gây viêm ruột.
Trứng và trà

Sau bữa ăn, nhiều người có thói quen uống trà (nước chè) để làm sạch mùi vị trong miệng, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, việc này không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Uống trà ngay sau khi ăn sẽ gây bất lợi cho tiêu hóa và việc hấp thụ dinh dưỡng chứ không tốt như suy nghĩ của nhiều người.
Axit tannic trong trà kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành các chất làm chậm nhu động ruột, khiến chất cặn bã lưu lại trong ruột lâu hơn. Điều này có thể gây ra táo bón.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 11 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 12 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...