3 việc làm nguy hiểm gây viêm nhiễm "vùng kín"
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm "vùng kín", trong đó, thói quen hàng ngày của chị em cũng là một tác nhân quan trọng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Dưới đây là 3 sai lầm của chị em dễ dẫn đến viêm nhiễm "vùng kín" hoặc bệnh ở vùng này trầm trọng hơn.
1. Tùy tiện mặc bất cứ loại quần chíp nào
Quần chip là trang phục không thể thiếu đối với chị em phụ nữ nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa.
Quần chip có nhiệm vụ bảo vệ "vùng kín" tránh cọ xát với quần dài, tránh gây tổn thương khi vận động; giữ cho nhiệt độ của vùng kín ổn định, phù hợp với môi trường; giữ băng vệ sinh trong những ngày nguyệt san...

Tuy nhiên, chị em không thể tùy tiện mặc bất kì loại quần chip nào. Đặc biệt trong những ngày nguyệt san, việc lựa chọn quần chip phù hợp để tránh viêm nhiễm phụ khoa rất quan trọng. Những loại quần chíp làm từ sợi bông hay từ ren... không được khuyến khích sử dụng vì chúng làm từ sợi bông, có thể khiến cho mồ hôi ở "vùng kín" không thoát đi đâu được, từ đó gây ra sự ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men.
Nếu mặc những loại đồ lót bó sát, thấm hút không tốt, không thoáng khí cũng sẽ làm bộ phận sinh dục bị bí tạo môi trường thuận lời cho vi khuẩn kỵ khí phát triển và gây viêm.
Ngoài ra, nếu đang bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em tuyệt đối không nên mặc những chiếc quần lót màu đen hoặc quá tối màu. Lý do là vì khi mặc quần chip tối màu, bạn sẽ chỉ nhận ra khi khí hư có màu trắng và khó phát hiện thêm được dấu hiệu khác của bệnh. Điều này khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh gặp khó khăn hơn.
2. Làm sạch "vùng kín" quá mức
Nhiều chị em có thói quen vệ sinh sạch sẽ quá mức, mỗi lần đi vệ sinh lại vệ sinh "vùng kín". Tuy nhiên đây không phải biện pháp phòng bệnh cho viêm nhiễm phụ khoa, ngược lại gây ra viêm nhiễm hoặc làm cho viêm nhiễm nặng hơn.
Vệ sinh "vùng kín" quá nhiều lần hoặc lạm dụng các dung dịch vệ sinh sẽ dẫn tới việc mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó gây ra các viêm nhiễm sinh dục cho phụ nữ. Khi môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh.
Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa âm đạo cũng có nguy cơ cao bị ngứa, viêm và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Theo ThS.BS Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Lao động Thái Hà, chị em nên vệ sinh vùng ngoài thay vì thụt rửa quá sâu quá nhiều, không nên rửa vùng kín bằng các xà phòng hay các chất tẩy rửa khác vì có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi nghiêm trọng độ pH trong âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo. Đây cũng là lý do khiến các vi khuẩn gây hại tấn công, dẫn đến việc viêm nhiễm, đồng thời cũng cản trở đáng kể sự di chuyển của tinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tình dục.

3. Tự ý đặt thuốc
Theo BS Kim Dung viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến hiện nay đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần. Biểu hiện điển hình của bệnh là khí hư ra nhiều, màu sắc và mùi hôi bất thường, người bệnh cảm giác ngứa rát vùng kín, đôi khi còn ra máu âm đạo. Vì vậy để điều trị cần có chỉ định của bác sĩ.
Có rất nhiều trường hợp cứ bị viêm nhiễm phụ khoa là chị em tự mua thuốc về chữa trị. Đây là việc làm rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, dùng sai thuốc hoặc không biết cách dùng thuốc sẽ khiến bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng, bội nhiễm. Đối với một số trường hợp sẽ khiến viêm nhiễm ngược dòng gây viêm tắc vòi trứng, hậu quả là dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra, nhiều chị em còn lầm tưởng tuy không bị viêm nhiễm nhưng vẫn mua thuốc để đặt phòng tuy nhiên đây những thuốc kháng viêm, chống nấm nếu ngày nào đưa lượng kháng sinh này vào trong cơ thể không tốt chút nào.
Đối với các loại thuốc nam được rao trên mạng với nhiều tác dụng tuyệt vời như làm hồng, se khít âm đạo, chữa viêm âm đạo... chị em không nên tự ý mua và sử dụng. Các mặt hàng này không phải luôn rõ nguồn gốc xuất xứ, được chứng nhận đảm bảo an toàn và có tác dụng cụ thể... vì vậy, khi sử dụng có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây nguy hiểm cho cơ quan sinh dục. BS Kim Dung cho biết thêm, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị là cách tốt nhất mà chị em cần nhớ.
Theo Minh Tuyết (afamily.vn/Trí Thức Trẻ)

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.