Hà Nội
23°C / 22-25°C

30 ngày “săn” nhóm móc túi ở cổng viện Bạch Mai

Thứ sáu, 14:00 21/06/2019 | Pháp luật

GiadinhNet - Phóng viên Quốc Long (Báo Người đưa tin) - người vừa hoàn thành phóng sự điều tra và bắt gọn nhóm móc túi cổng Bệnh viện Bạch Mai - đã có những chia sẻ về sự khắc nghiệt của quá trình điều tra và những khó khăn của nghề báo.


Phóng viên Quốc Long

Phóng viên Quốc Long

Những nguy hiểm cận kề

Xin chào Quốc Long! Gần đây nhóm phóng viên Báo Người đưa tin đã thực hiện phóng sự điều tra theo dõi và vây bắt nhóm móc túi tại cổng Bệnh viện Bạch Mai. Thường thì những băng nhóm như thế này hoạt động rất kín kẽ, bạn phát hiện ra đề tài nóng này như thế nào?

- Tôi phát hiện đề tài trong một lần tác nghiệp ở vụ việc khác khi tình cờ bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi khóc trước cổng Bệnh viện Bạch Mai. Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, tôi đã đến hỏi chuyện và được người này cho biết vừa bị mất toàn bộ số tiền khám bệnh khi bước xuống xe bus.

Tôi chợt nhớ lại cách đây khoảng một năm, cũng tại khu vực này đã có một nhóm móc túi bị công an bắt và được thả sau mấy tháng tù. Tôi nghi ngờ nhóm này đã hoạt động trở lại. Vì thế mỗi sáng sớm đi làm, tôi đều chạy qua đây quan sát. Sau nhiều ngày theo dõi và nắm được “lịch” hoạt động của “băng nhóm” này chủ yếu vào giờ cao điểm trong ngày từ 6-7h sáng, 11-12h trưa và 16-17h chiều, đông người qua lại. Đối tượng chúng nhắm đến là những người dân quê đi khám bệnh. Sau khi nắm được sơ bộ, đến ngày thứ 4 tôi nghỉ làm, lập nhóm và lên kế hoạch theo dõi cụ thể băng nhóm này.


Nhóm móc túi cổng viện Bạch Mai lôi kéo con mồi

Nhóm móc túi cổng viện Bạch Mai lôi kéo con mồi

Để theo những đề tài như thế này không hề đơn giản, bạn gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hiện?

- Theo thông tin tôi tìm hiểu, băng nhóm móc túi này từng bị công an bắt, nhưng ít lâu sau lại thấy hoạt động trở lại, do phía công an gặp khó khăn trong thu thập chứng cứ, còn các đối tượng lại gian manh, xảo quyệt, nhiều chiêu trò chối cãi.

Chính vì vậy, nhóm phóng viên càng quyết tâm thu thập chứng cứ phạm tội, để các đối tượng không còn cơ hội “lọt lưới” pháp luật. Để có những thước phim làm bằng chứng gửi cơ quan công an, tôi lập nhóm theo dõi gồm 4 người: tôi và 2 bạn nữ sinh năm 1997, sau này có thêm một bạn nam sinh năm 1996 đã phải nhiều ngày mật phục ghi hình từ những nóc nhà hoặc các vị trí đặc biệt, phải đóng vai người đi xe buýt, đi xe ôm hay người đi khám bệnh.

Khu vực các đối tượng lựa chọn rất đông người qua lại, tầm nhìn hạn chế, nên nhóm chúng tôi lúc đầu gặp khó khăn về vị trí đặt máy ghi hình. Cân nhắc mãi cuối cùng chúng tôi cũng chọn được góc đặt máy quay là tầng 2 bệnh viện và trên cầu vượt.

Mặt khác, nhóm đối tượng hoạt động rất chuyên nghiệp, có sự cảnh giác cao độ, nên bất kỳ ai đến gần cũng khiến chúng cảnh giác, trừ những “con mồi” chúng nhắm đến, mà đa số là phụ nữ.

Một điều khiến chúng tôi quan ngại đó là các thành viên trong băng nhóm này hầu hết đều đã có tiền án, tiền sự, thậm chí có đối tượng nhiễm HIV. Vì thế vừa theo dõi, thu thập chúng tôi cũng phải hết sức đề phòng cảnh giác trường hợp xấu nhất bọn chúng có thể làm liều.

Với đề tài khá rủi ro và nguy hiểm, tại sao bạn lại chọn đội ngũ trẻ để đồng hành, đặc biệt lại là các bạn nữ?

- Các bạn trong nhóm của tôi là những người trẻ mới ra trường nhưng thực tế đều đã có những kinh nghiệm nhất định. Đặc biệt hai bạn nữ trước đó từng đồng hành với tôi trong một vài đề tài điều tra khác. Ngoài ra, như đã chia sẻ nhóm này rất tinh quái và đề phòng, đặc biệt đề phòng đàn ông. Bọn chúng thậm chí còn tinh ý đến mức đếm từng chuyến xe bus vào - ra bến, nếu khách nào bỏ qua quá nhiều chuyến xe thì sẽ lập tức bị nghi ngờ. Vì thế lựa chọn các bạn nữ trẻ là phù hợp để sắm nhiều vai “lừa” được băng nhóm này.


Những con mồi đang được nhóm móc túi chăm sóc

Những con mồi đang được nhóm móc túi chăm sóc

Nhóm các bạn đã mất gần 30 ngày “nằm vùng” ở đó, làm thế nào không bị nghi ngờ, phát hiện?

- Thông thường nhóm móc túi sẽ có 3 người đến trước thám thính quan sát tình hình, nếu thấy “êm” thì chúng sẽ “phím” 2 đồng bọn trực tiếp thực hiện hành vi móc túi đến để hành động. Vì thế chúng tôi luôn phải đến từ rất sớm, trước cả nhóm “mật thám” để chủ động đặt máy quay và ngụy trang, đợi bọn chúng đi rồi mới bắt đầu tác nghiệp.

Nhóm chúng tôi phân công nhau, một phóng viên được bố trí trên một số nóc nhà cao tầng, sử dụng camera quay từ xa.

Còn hai bạn phóng viên nữ rất trẻ đóng vai sinh viên đợi xe buýt, hoặc ngồi trà đá, hoặc ăn mặc như đi khám ở bệnh viện. Để tránh bị lộ, các phóng viên liên tục đổi vai, mục đích để nhóm móc túi không thấy quen mặt, phát sinh nghi ngờ. Quá trình phục kích ghi hình diễn ra như vậy trong nhiều ngày, bất chấp thời tiết: những ngày nắng nóng cháy da thịt hay ngày mưa bẩn. Bù lại, chúng tôi ghi hình được tất cả hành vi và bằng chứng buộc tội ổ nhóm này.

Vậy với những gì các bạn đã làm, có khi nào đang thực hiện hết công việc, nhiệm vụ của công an không?

- Theo quan điểm của tôi, vấn đề nhức nhối của toàn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người. Và đã là phóng viên thì trách nhiệm đó còn cao cả hơn, PV không chỉ phản ánh sự việc mà còn cần phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để đưa những vụ việc, những mảng tối của xã hội ra ánh sáng. Vì thế khi thực hiện công việc này chúng tôi không hề nghĩ rằng đang “tranh” việc của công an mà chỉ là muốn hỗ trợ công an trong xử lý triệt để vụ việc, để nhóm móc túi kia không có “đất diễn”, không có cơ hội hãm hại bao nhiêu người bệnh và người nghèo suốt thời gian qua.

Mỗi lần chứng kiến một nạn nhân bị mất tài sản, là mỗi lần cả nhóm phóng viên thấy nhói lòng bởi chúng rất manh động liều lĩnh. Và mỗi nạn nhân kia, đa số đều là những người nghèo, và tài sản họ mang theo, cũng là những đồng tiền gom góp để đi khám chữa bệnh.

Từng hâm mộ nhà báo Lại Văn Sâm

Được biết một nguyên tắc làm nghề là khi bắt đầu thực hiện đề tài cần tuyệt đối bí mật, ngay cả với người thân?

- Đúng vậy. Có thể nói khi bắt đầu triển khai một đề tài nào đó là chúng tôi gần như tách biệt. Do tính chất nguy hiểm khi thực hiện đề tài, chúng tôi thống nhất nguyên tắc giữ bí mật tuyệt đối, ngay cả với người thân. Thông tin đề tài phóng sự điều tra cũng được giữ kín tới sát giờ phát sóng nhằm tránh những áp lực không đáng có. Điều này là hoàn toàn cần thiết.

Trong quá trình thực hiện đề tài, có một lần chúng tôi buộc phải nghỉ 3-4 ngày chỉ vì sự sơ suất của một bạn phóng viên trong cơ quan. Bạn phóng viên này khi nghe được thông tin về đề tài do tò mò và ý định muốn giúp đỡ đã đến hiện trường và bị nghi ngờ khi đang cố ghi hình. Vì thế chúng tôi lập tức dừng công việc để tránh đánh động.

Trong rất nhiều thể loại báo chí, vì sao bạn lại chọn điều tra?

- Tôi lựa chọn theo mảng phóng sự điều tra, lý do đơn giản vì tôi là người thích sự mạo hiểm, vì sức hấp dẫn khó cưỡng của những đề tài “khó nhằn”, có tính chiến đấu. Cũng là mảng mà bằng ngòi bút can trường của nhà báo có nhiều cơ hội để cống hiến điều gì đó tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

Nghề báo đâu phải nghề “lấp lánh”. Nghề báo vốn dĩ đã là nghề nguy hiểm, làm điều tra lại càng nguy hiểm hơn. Không chỉ thức đêm, dậy sớm, cả “nằm gai nếm mật”, nhiều lúc khó khăn, điều tra xong còn bị đối tượng lạ gọi điện mắng chửi, dọa nạt, trả thù, ... Nếu không phải vì yêu nghề thì có lẽ những phóng viên điều tra đã bỏ cuộc rồi. Vậy nên những danh hiệu tôi nghĩ chỉ là một sự ghi nhận, khích lệ. Tôi cũng không quá quan trọng những điều đó, trầm lặng sẽ làm được việc hơn là cứ phô trương.

Trong làng báo có không ít nhà báo đã có dấu ấn với mảng điều tra, chắc bạn cũng có những hình tượng, hình mẫu nhà báo của riêng mình?

- Thực ra nói hình tượng thì cũng không đúng, nhưng thời học sinh, tôi hâm mộ nhà báo Lại Văn Sâm lắm vì chú có tài ăn nói, sự hiểu biết rộng, xuất hiện thường xuyên trên sóng truyền hình, được từ trẻ con đến người già yêu quý. Ngày đăng ký thi đại học, tôi quyết định thi báo chí để mong sẽ có ngày được như thần tượng.

Có điều gì đó sai sai khi nhà báo Lại Văn Sâm là truyền hình, còn bạn rẽ hướng sang phóng viên điều tra?

- Thực tế thì tôi thích thể loại điều tra và tôi cũng đang công tác tại phòng truyền hình của báo điện tử.

Thành thật mà nói, lúc vào trường tôi chưa có nhiều nhiệt huyết với nghề báo. Phải đến khi học năm thứ 2 đại học, khi bạn bè trong lớp cộng tác với một số tờ báo thì tôi mới nghĩ: Sao cùng học mà bạn bè có bài đăng báo, còn mình thì không? Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu và theo các anh chị khóa trên viết những bài phản ánh người tốt việc tốt, bài gia đình, ...

Đến khi ra trường, tôi mới thực sự bước chân vào nghề báo và làm quen với phóng sự điều tra. Người có tầm ảnh hưởng tới sự nghiệp làm báo của tôi, giúp tôi thay đổi tư duy cách làm báo chính là người đã dẫn dắt, hướng dẫn cho tôi. Anh là người đi trước và cũng chính là sếp của tôi.

Sau mỗi phóng sự điều tra, đem được một vấn đề nóng có ích cho xã hội ra ánh sáng, tôi lại cảm nhận nghề báo của mình ý nghĩa hơn hẳn. Tôi tự hào vì điều đó!

Cảm ơn Quốc Long về cuộc trò chuyện!

Trong quá trình điều tra, để tránh bị lộ, các phóng viên liên tục đổi vai, mục đích để nhóm móc túi không thấy quen mặt, phát sinh nghi ngờ. Quá trình phục kích ghi hình diễn ra như vậy trong nhiều ngày, bất chấp thời tiết: những ngày nắng nóng cháy da thịt hay ngày mưa bẩn.

Ngọc Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Hà Nội mang vàng đi bán, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo

Người phụ nữ ở Hà Nội mang vàng đi bán, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo

Pháp luật - 3 giờ trước

Xác minh theo tin báo của người dân, cơ quan công an phát hiện bà V.T.N. đang bán vàng, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo.

Tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở tại một huyện có thể nhận mức hỗ trợ gần 5,5 triệu đồng/tháng

Tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở tại một huyện có thể nhận mức hỗ trợ gần 5,5 triệu đồng/tháng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến mức hỗ trợ hằng tháng cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn từ 3,6 - 4,2 triệu đồng/tháng. Riêng tại huyện Côn Đảo, lực lượng này được hưởng hỗ trợ thêm gần 1,3 triệu đồng/người/tháng.

Người nghi đánh bé gái 8 tuổi dã man là giáo viên mầm non

Người nghi đánh bé gái 8 tuổi dã man là giáo viên mầm non

Pháp luật - 4 giờ trước

Người được cho là đánh đập dã man bé gái 8 tuổi là giáo viên mầm non đang làm việc tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Vụ nữ bác sĩ nội trú thương tích nặng do tấm kính rơi tại quán The Coffee House: Trách nhiệm bồi thường sẽ được giải quyết thế nào?

Vụ nữ bác sĩ nội trú thương tích nặng do tấm kính rơi tại quán The Coffee House: Trách nhiệm bồi thường sẽ được giải quyết thế nào?

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, do tủy ngực bị đụng dập nặng nên bệnh nhân mất cảm giác và khả năng vận động 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ. Khả năng phục hồi là rất khó nhưng cuộc phẫu thuật lần 2 nhằm giúp nữ bác sĩ sau này có thể ngồi và đi xe lăn.

Hà Nội: Tài xế taxi bắt du khách Pháp "chuộc" hộ chiếu 500 nghìn đồng

Hà Nội: Tài xế taxi bắt du khách Pháp "chuộc" hộ chiếu 500 nghìn đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Cặp vợ chồng người nước ngoài vừa rời khỏi xe taxi nhưng để quên hộ chiếu trên xe, tài xế quay lại đưa cho khách và đòi thêm 500 nghìn đồng.


Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau tiếng “bốp” khô khốc, chị H ngã vật xuống đất. Trong cơn choáng váng chị H vẫn cảm nhận được bàn tay của gã đàn ông vừa đánh mình đang lục lọi. Biết mình đã gặp kẻ cướp, nhưng chị H chẳng thể làm gì, chị nằm im, bất lực.

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Pháp luật - 6 giờ trước

Truy cập trái phép vào tài khoản của khách rồi chiếm đoạt tiền của nhiều người, nam nhân viên ngân hàng bị bắt giữ

Đến ngân hàng gửi tiền, người phụ nữ tá hỏa phát hiện bị mất hơn 20 triệu trong cốp ô tô

Đến ngân hàng gửi tiền, người phụ nữ tá hỏa phát hiện bị mất hơn 20 triệu trong cốp ô tô

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mới đây một người dân ở Quảng Ninh đến ngân hàng gửi tiền, bất ngờ phát hiện bị mất hơn 20 triệu đồng để trong cốp xe ô tô. Khi xem lại camera an ninh gia đình đã phát hiện số tiền kia bị một thanh niên lạ mặt trộm cắp.

Người phụ nữ ở Gia Lai bị người quen lừa gần 9 tỷ đồng rồi bỏ trốn

Người phụ nữ ở Gia Lai bị người quen lừa gần 9 tỷ đồng rồi bỏ trốn

Pháp luật - 11 giờ trước

Đối tượng Khả vay gần 9 tỷ đồng của một phụ nữ trú cùng phường với lý do đáo hạn ngân hàng nhưng chỉ trả 600 triệu đồng rồi cắt liên lạc và bỏ trốn.

Dùng gạch ném vỡ đầu đối thủ

Dùng gạch ném vỡ đầu đối thủ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ẩu đả, Huy dùng gạch ném vào đầu của Dương khiến nạn nhân chấn thương não, tổn thương sức khỏe 57%.

Top