30 phút vàng cứu sống bệnh nhân đột quỵ nặng
GiadinhNet - Quy trình báo động đỏ trong bệnh viện đã cứu sống bệnh nhân trong vòng 30 phút. Đây là một khoảng thời gian cực ngắn để xử lý đột quỵ.
Chiều 17/12, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ nặng trong vòng 30 phút.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kể về hành trình giành lại sự sống cho bệnh nhân bị đột quỵ. Ảnh: Kim Vân
Bệnh nhân là bà Trần Kim Chi (64 tuổi, ngụ Tân Phú, TP HCM) vào viện lúc 16 giờ 15 phút ngày 11/12 trong tình trạng liệt nửa người phải, méo miệng, lơ mơ. Trước đó, bệnh nhân có bệnh lý rung nhĩ, đái tháo đường, nhồi máu não cũ.
Ngay sau tiếp nhận bệnh nhân, quy trình báo động đỏ bệnh viện Chợ Rẫy được kích hoạt, dưới sự phối hợp của các chuyên khoa: Cấp cứu, Nội thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh... ê kíp can thiệp đã được kích hoạt để sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân nhanh nhất.
Sau khi chụp CT không thuốc và CT mạch máu, các bác sĩ đã hội chẩn nhanh chóng tại khoa Cấp cứu. Nhận định nếu bệnh nhân không được can thiệp và điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong lên 80%, các bác sĩ đã quyết định can thiệp lấy huyết khối cơ học. Từ lúc đặt sheath vào bệnh nhân lúc 17 giờ 35 phút, sau đó tái thông vào lúc 18 giờ, các bác sĩ đã kết thúc thủ thuật vào lúc 18 giờ 05 phút. Tất cả quá trình cứu sống bệnh nhân chỉ trong vòng 30 phút. Đây là một khoảng thời gian cực ngắn để xử lý đột quỵ.
Hiện tại sau can thiệp, tình trạng của bệnh nhân diễn tiến tốt. Bà Trần Kim Chi đã hồi phục, tri giác tỉnh, tiếp xúc tốt, trả lời chính xác các câu hỏi của mọi người, sức cơ bên liệt đã hồi phục tốt, cải thiện tay, đi lại được.

TS.BS Trần Xuân Trường - Trưởng khoa Nội tổng quát 9B1 đến thăm hỏi bệnh nhân sau khi hồi phục. Ảnh: Kim Vân
Theo TS.BS Trần Xuân Trường - Trưởng khoa Nội tổng quát 9B1 (Bệnh viện Chợ Rẫy) thì : Đa số bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ có tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim và rung nhĩ. Do đó phải hướng dẫn bệnh nhân thuốc men đầy đủ và khám thường xuyên bác sĩ y khoa.
Cũng theo TS.BS Trần Xuân Trường: "Khả năng phục hồi của một bệnh nhân phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương, diện tổn thương bị ảnh hưởng tới. Thứ hai là phụ thuộc vào thời gian can thiệp bởi mỗi phút sản sinh 2 triệu tế bào, nếu chúng ta càng làm chậm thì tế bào chết. Trong giai đoạn "tranh sáng tranh tối" thì còn có khả năng phục hồi trong vòng 6 tháng đến 1 năm, nếu mà để tế bào chết thì không thể can thiệp được tiếp".
Khi có những triệu chứng như ngất thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt, tê rần tay chân, đặc biệt diễn ra ở người cao huyết áp, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, thời gian tốt nhất là trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng, tức là bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%. Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong thứ ba mà còn gây tàn phế hàng đầu cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Kim Vân

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.