Hà Nội
23°C / 22-25°C

35 loại bệnh nguy hiểm đến từ chuột

Thứ tư, 07:28 26/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh. Người dân cần chủ động phòng tránh, đặc biệt đề phòng nguồn trung gian gây bệnh từ chuột. Ngoài ra, chuột còn là vật chủ mang đến 35 loại bệnh nguy hiểm cho con người.

 

Theo các chuyên gia y tế, dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây lan từ chuột. 	ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây lan từ chuột. ảnh minh họa

 

Khẩn cấp giám sát dịch hạch

Chỉ trong 3 tháng gần đây, tại Madagascar (một quốc gia châu Phi) đã có 40 trường hợp tử vong do bệnh dịch hạch. Trước đó, Cơ quan đầu mối IHR của Mỹ thông báo ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh dịch hạch tại bang Colorado, Ủy ban KHHGĐ Trung Quốc cũng đã thông báo ghi nhận 1 trường hợp  tử vong do bệnh dịch hạch thể phổi tại tỉnh Cam Túc.

Trước diễn biến phức tạp của căn bệnh lây truyền này, ngày 24/11, Bộ Y tế đã khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành giám sát dịch trên động vật hoang dã; tập trung vào chuột, bọ chét. PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: “Dù 12 năm trở lại đây nước ta không ghi nhận trường hợp mắc, nhưng nguy cơ lây lan bệnh dịch hạch từ nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn”. Hai ca mắc bệnh cuối cùng tại Việt Nam được ghi nhận vào tháng 8/2002.

Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế phối hợp với lực lượng chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt người, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt với các phương tiện vận tải xuất phát từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch.

Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai, chỉ đạo một số nội dung kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã, tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ cao... Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cần phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người, kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch tại cửa khẩu, khu vực biên giới.

Bộ Y tế chỉ đạo, các tỉnh, thành phố cần truyền thông cho cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo thực phẩm ăn, uống được che, đậy an toàn… tránh để chuột, bọ chét tiếp xúc, thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét hiệu quả. Trường hợp người dân phát hiện thấy có dấu hiệu nhiều chuột chết khả nghi dịch hạch, đề nghị báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất. Nếu có người nhà, hàng xóm biểu hiện bệnh dịch hạch (sốt, nổi hạch...) phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Chủ động, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc điều trị, hóa chất, phương tiện, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.

Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp đồ đạc, dụng cụ trong nhà ở, nhà kho hợp lý; nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, khống chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét.

Chuột - ổ chứa bệnh truyền nhiễm

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, mặc dù tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ năm 1975 tới nay không có bệnh nhân dịch hạch nhưng không thể chủ quan. Bệnh có thể lây lan nếu người dân không có ý thức phòng tránh.

Theo các chuyên gia y tế, dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là loại bệnh của thú vật truyền sang người. Nguồn gốc bệnh từ thú vật hoang (thường là loài gặm nhấm như cáo, chồn…), sau đó lan truyền sang thú vật khác, đặc biệt là chuột, loài gặm nhấm sống gần người khác. Loài truyền vi khuẩn gây dịch hạch là con bọ chét. Khi bị chúng đốt, chuột sẽ chết hàng loạt.

Bọ chét sẽ rời xác chuột, đi tìm một con chuột khác để sống ký sinh và có thể cắn người, gây lây nhiễm bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch thể hạch với hai triệu chứng nổi bật là sốt cao và sưng hạch (hạch bẹn, nách, cổ) rất cấp tính.

Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-410C, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày.

Đặc biệt, chuột là ổ chứa tới 35 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài bệnh dịch hạch, chuột có thể gây các bệnh do hantavirus. Khi chuột nhiễm hantavirus sẽ thải virus qua phân, nước tiểu cũng như các chất tiết và lây nhiễm cho người qua vết cắn, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các giọt dịch trong không khí. Bệnh do hantavirus có thể viêm phổi và sốt xuất huyết kèm theo suy thận. Ngoài ra chuột còn là tác nhân gây bệnh vàng da xuất huyết, bệnh sốt chuột cắn do các vi khuẩn sống trong khoang hô hấp trên của chuột gây ra khởi phát 2-10 ngày sau tiếp xúc. Người bệnh có biểu hiện như ban đầu đau cơ, đau khớp, nôn ói, nhức đầu và xuất hiện mảng xuất huyết ở chi.

“Các bệnh lây truyền do chuột hầu hết đều chưa có vaccine phòng ngừa. Vì vậy để phòng bệnh cần kiểm soát sự phát triển của chuột, hạn chế tiếp xúc chất thải của chúng. Khi có các biểu hiện bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời”, PGS.TS Trần Văn Kính khuyến cáo.

 

Nỗi ám ảnh “trận dịch đen”

Dịch hạch đã xuất hiện từ thời cổ xưa, tồn tại đến hiện nay. Trong vòng 2.000 năm qua dịch hạch gây bốn trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhất là hai đại dịch vào thế kỷ VI làm chết gần 40 triệu người và thế kỷ XIV nổi tiếng với tên “trận dịch đen” thời Trung cổ, được ước tính gây tử vong cho khoảng 25 triệu người châu Âu, 40 triệu người châu Á, châu Phi.

 Hoài Nam 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 7 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 8 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top