4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn
Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì “đèn đỏ” ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có.
Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta “khổ sở” hàng tháng mà còn biến các kỳ nghỉ trở thành ác mộng. Taraneh Shirazian, một bác sĩ sản phụ khoa thuộc trung tâm y tế NYU Langone chia sẻ: "Bạn hoàn toàn không cần phải có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và nếu đang dùng thuốc thì nó hoàn toàn an toàn”.
Vậy với phụ nữ đang sử dụng biện pháp ngừa thai bằng hormone thì kỳ hành kinh là do tác dụng của thuốc? Thật vậy, khi dùng thuốc tránh thai hormone thì kinh nguyệt tới do hormone của thuộc tác động chứ không phải do cơ chế rụng trứng gây ra nên phụ nữ thực sự có thể thoải mái để bỏ qua nó hàng tháng bằng cách tác động vào biện pháp tránh thai.
Dưới đây là cách sử dụng các biện pháp :
1. Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng
Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones. Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, "một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác", như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.
Điều cần thiết là nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.
2. Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ
Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm. Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.
3. Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai
Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần. Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.
Theo Women Health/SK&ĐS
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...
5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNgoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Hạn chế đau lưng sau sinh mổ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.