4 loại đồ uống cần tránh khi dùng thuốc
Nước uống có ảnh hưởng tới việc dùng thuốc, nhưng nhiều người lại không để ý. Vậy khi dùng thuốc cần tránh uống các loại nước nào?
1. Các loại đồ uống không nên dùng khi uống thuốc
Nước giúp thuốc đi từ miệng xuống dạ dày, ruột non và được hấp thụ để mang lại tác dụng điều trị mong muốn. Uống thuốc với nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh khiết là cách tốt nhất để thuốc phát huy hiệu quả điều trị.

Cách tốt nhất là nên uống thuốc với nước lọc.
Dưới đây là một số đồ uống không nên dùng cùng với thuốc:
- Sản phẩm từ sữa : Các sản phẩm từ sữa cản trở sự hấp thụ, làm giảm hiệu quả của thuốc. Canxi có trong sữa sẽ liên kết với các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh... dẫn đến ngăn cản sự hấp thụ thuốc vào cơ thể, làm hiệu quả của thuốc bị giảm đi rất nhiều.
Sữa cản trở sự hấp thu của nhiều loại kháng sinh khác nhau như tetracycline (giảm hấp thu) và một số quinolone (giảm khả dụng sinh học). Khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cùng với thuốc nhuận tràng có nguy cơ cao gây đau bụng vì các thức uống từ sữa khiến thuốc không thể hòa tan trong ruột.
Khi uống thuốc cũng cần lưu ý tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa khác như kem hoặc pho mát trước và sau 2 giờ khi dùng thuốc.
- Rượu bia : Kiêng rượu là điều cần thiết khi dùng hầu hết mọi loại thuốc. Uống rượu trong khi dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau và có hại cho sức khỏe. Uống thuốc cảm lạnh với rượu có thể gây buồn ngủ và có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương quá mức, gây hại cho sức khỏe. Khi dùng thuốc nhức đầu hoặc thuốc chống viêm cùng với rượu sẽ có nguy cơ bị tổn thương gan và dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Caffein : Caffeine trong cà phê và trà có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa khi dùng chung với thuốc. Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau chống viêm, nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng lên khi dùng chung với đồ uống có chứa caffeine. Một số loại thuốc cảm lạnh hoặc thuốc giảm đau đã chứa caffeine và nếu dùng chung với cà phê dẫn đến quá liều, gây lo lắng, buồn nôn và mất ngủ do lượng caffeine dư thừa.
- Nước hoa quả : Nước trái cây đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, đặc biệt là những loại thuốc được kê đơn cho các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc bệnh tim. Đặc biệt, nước bưởi chùm khi uống chung với thuốc trị mỡ máu, thuốc trị tăng huyết áp sẽ làm tăng độc tính của thuốc. Uống thuốc huyết áp với nước ép lựu có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Cũng không nên uống các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, erythromycin... với nước chanh, nước cam, các loại nước có vị chua.

Uống thuốc với sữa cản trở sự hấp thụ của thuốc.
2. Làm thế nào để uống thuốc đúng cách?
Điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc để phòng hoặc chữa bệnh là phải dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, vì vậy chớ bỏ qua lời dặn dò từ bác sĩ, dược sĩ về vấn đề này.
Tuân thủ liều lượng và không được ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng một cách tùy tiện. Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nếu gần đến liều tiếp theo thì hãy đợi và uống, không bao giờ được uống quá liều cho phép.
Nếu trước đây bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đang sử dụng thuốc được kê đơn của cơ sở y tế khác hoặc đang dùng thuốc thảo dược, thực phẩm bổ sung sức khỏe, vitamin tổng hợp... cần phải thông báo với bác sĩ.
Tốt nhất nên uống thuốc với 1 cốc nước lọc đầy tương đương 150-200ml. Uống thuốc mà không uống đủ nước cũng có thể khiến thuốc không hoạt động bình thường, thậm chí có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn trong một số trường hợp, ví dụ:
- Với nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID: Một số NSAID thường được sử dụng là aspirin, ibuprofen và naproxen. Dùng NSAID mà không uống đủ nước hoặc uống khi bụng đói có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng thực quản, dạ dày hoặc thậm chí là loét.
- Nhóm thuốc gọi là bisphosphonates được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương. Những loại thuốc này thường được uống khi bụng đói. Để giảm nguy cơ bị kích ứng thực quản, điều quan trọng là phải uống những loại thuốc này với nhiều nước và tránh nằm ít nhất nửa giờ sau khi uống.
Lượng nước cần thiết cũng có thể phụ thuộc vào dạng bào chế. Ví dụ, có thể cần uống nhiều nước hơn khi dùng viên nang lớn hơn so với thuốc viên nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng.
Ngoài các loại đồ uống kể trên, thực phẩm giàu kali như chuối, cam cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với một số loại thuốc cần lưu ý. Cuối cùng, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Phát hiện hàng trăm polyp bám chi chít trong ruột nam sinh 17 tuổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên bị hội chứng đa polyp thiếu niên có biểu hiện đi tiêu ra máu trong nhiều năm, nhưng người nhà lại nghĩ em bị trĩ thông thường nên không đi khám.

Người đàn ông phát hiện ung thư đại trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại trực tràng, người đàn ông này xuất hiện các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, ăn uống kém, đi ngoài ra máu đỏ tươi...

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.