4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cùng với nhịp sống hiện đại, các loại đồ uống cũng ngày càng phong phú, dễ mua và đáp ứng mọi loại nhu cầu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hoàng Xuân (Đài Loan, Trung Quốc) bày tỏ quan điểm rằng chính điều này khiến nhiều người chọn đồ uống theo sở thích, số đông, sự tò mò mà dễ quên mất việc chúng tốt hay hại cho sức khỏe.
Ông cảnh báo rằng lượng tiêu thụ một số loại đồ uống có tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Trong đó, có 4 đồ uống cực quen, được cực nhiều người yêu thích lại dễ là “đồng phạm” của ung thư nhất như:
1. Đồ uống có đường
Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Tufts ở Massachusetts cho thấy rằng nước ngọt có ga và các loại đồ uống có đường khác gây ra khoảng 184.000 ca tử vong mỗi năm, trong đó có 6.450 ca tử vong do ung thư.

Ảnh minh họa
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ 500ml đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy lên tới 87%. Nếu một loại đồ uống chứa đến 70 gram đường, nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tụy có thể cao gấp ba lần so với những người không tiêu thụ loại đồ uống này. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú gần 50%.
Tiến sĩ Hoàng Xuân cũng cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường có thể gây hại lâu dài cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm. Bởi đường trong đồ uống có thể kích thích cơ thể sản sinh insulin, dẫn đến kháng insulin và tăng mức IGF-1, một yếu tố gây ung thư. Đường cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm và không tốt cho cân nặng, hệ miễn dịch nên làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
2. Rượu
Rượu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là chất gây ung thư loại I. Việc tiêu thụ mỗi 18g rượu (hoặc khoảng 1,5 lon bia) có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 7%. Nguyên nhân chính là do quá trình chuyển hóa rượu bia trong gan tạo ra acetaldehyde, một chất gây ung thư loại I theo WHO.
Đặc biệt, Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết khoảng 30% người Châu Á thiếu enzyme "acetaldehyde dehydrogenase", vốn giúp phân hủy acetaldehyde. Khi cơ thể không thể tiêu hóa acetaldehyde kịp thời, chất này sẽ làm hỏng DNA và có thể gây ra các đột biến gen, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản và các khối u ác tính ở đầu và cổ. Do đó, nguy cơ mắc ung thư do uống rượu bia quá độ thường cao hơn ở người Châu Á.
3. Đồ uống nóng trên 65 độ C
Theo WHO, đồ uống có nhiệt độ trên 65 độ C đã được phân loại là chất gây ung thư loại 2A. Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết, niêm mạc thực quản và miệng chỉ chịu được khoảng 45 độ C và không quá 50 độ C. Khi uống đồ uống quá nóng, niêm mạc miệng và thực quản có thể bị bỏng, gây viêm mãn tính. Tình trạng này sẽ làm tăng sinh tế bào bất thường, một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Do đó, mặc dù đồ uống nóng như cà phê hay trà có thể mang lại hương vị thơm ngon nhưng bạn nên để chúng nguội bớt trước khi uống, đặc biệt khi bạn uống trong bữa ăn.

Ảnh minh họa
4. Nước ép trái cây bán sẵn
Mặc dù nước ép trái cây được chế biến sẵn thường được quảng cáo là "100% tự nhiên", nhưng nghiên cứu của Đại học Tufts cho thấy việc tiêu thụ nước ép trái cây chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên tới 12% nếu uống trong thời gian dài. Đặc biệt là ung thư gan.
Lý do là chất xơ trong nước ép bị loại bỏ, khiến cơ thể hấp thụ fructose (đường trong trái cây) quá nhanh. Đường chuyển hóa thành chất béo trong gan, từ đó gây phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ ung thư. Chưa kể, quá trình chế biến hàng loạt có thể có thêm chất phụ gia, đường.
Ngay cả khi là loại nước ép trái cây tự nhiên hoàn toàn, Tiến sĩ Hoàng Xuân khuyên không nên uống quá nhiều và lựa chọn trái cây ít ngọt. Không nên uống quá 400ml và ưu tiên ăn trái cây tươi vì có nhiều lợi ích hơn.
Nguồn và ảnh: HK01, Daily Mail

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 12 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 17 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 20 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.