4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục
Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng. Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục?
1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh sởi
Là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sốt , phát ban, chảy nước mũi, ho... khi mắc bệnh sởi trẻ thường rất mệt mỏi, ăn uống khó. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Phần lớn bệnh nhân sởi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách: Theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh cơ thể, lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
Nếu trẻ ăn ít cần chia nhỏ các bữa ăn để tăng dần năng lượng cung cấp đủ cho cơ thể. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật giàu acid amin thiết yếu có giá trị sinh học cao để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục sau ốm.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh sởi
2.1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm
Chất đạm ( protein ) là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ protein sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein có thể giúp người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu...
2.2. Bổ sung vitamin A
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vitamin A cho trẻ em bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.
Trong chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.
2.3. Ăn nhiều vitamin C hơn
Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh sởi bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...
2.4. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.
Lưu ý: Mặc dù không cần phải kiêng khem quá mức nhưng cũng cần tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán… Các món ăn cho trẻ bệnh cần chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, món hầm nhừ... Cần theo dõi tình trạng của trẻ và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt lại, ho nhiều hơn, có biểu hiện chói mắt, không ăn uống được… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra và xử trí kịp thời.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng các thực phẩm là tốt nhất. Trường hợp cần dùng chất bổ sung phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng cho trẻ. Việc tự ý bổ sung vitamin A quá mức cần thiết sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng gan, thậm chí tử vong.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.