4 nhóm thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị sốt phát ban
Bên cạnh dùng thuốc thì chăm sóc dinh dưỡng là biện pháp cơ bản giúp trẻ bị sốt phát ban nhanh phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng. Việc chế biến và lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng.
1. Trẻ bị sốt phát ban cần được chăm dinh dưỡng tốt để nhanh hồi phục
Sốt phát ban là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính thường gặp ở trẻ em, dấu hiệu đặc trưng là sốt cao và phát ban kèm với một số biểu hiện khác như: sổ mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau khớp, buồn nôn...
Theo TS.BS. Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khi trẻ có dấu hiệu sốt cần đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Trẻ cần được nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ sốt , bù nước theo chỉ định.
Cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, thực phẩm chống viêm , chống oxy hóa để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp trẻ nhanh hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng.

Trẻ bị sốt phát ban cần được chăm sóc tốt để nhanh hồi phục
- Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp lau người bằng khăn ấm, đặc biệt là vùng nách, bẹn giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá dày hoặc đắp chăn kín.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước cháo loãng, súp, canh để bù nước và điện giải bị mất do sốt và nôn.
- Cho ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau củ quả. Tăng cường ăn trái cây và rau xanh giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn hơn và tránh nôn trớ.
- Chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm. Thay quần áo thường xuyên. Súc miệng họng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
- Theo dõi nếu có dấu hiệu: sốt cao trên 39°C và không hạ sốt sau khi dùng thuốc; Trẻ có dấu hiệu mất nước, khó thở, thở nhanh, lơ mơ, li bì hoặc co giật… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám lại ngay.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị sốt phát ban
2.1. Chọn thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu hóa
Cháo: Cháo gạo tẻ, cháo yến mạch, cháo thịt băm... nấu nhừ, loãng giúp cung cấp năng lượng, dễ tiêu hóa và bù nước.
Súp: Súp gà, súp rau củ... cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Nước hầm xương: Nước hầm xương cung cấp các khoáng chất thiết yếu bao gồm cả chất điện giải ở dạng dễ hấp thụ.
Nước ép trái cây: Nước cam, nước chanh, nước dừa... bù nước, cung cấp vitamin và chất điện giải.
2.2. Thực phẩm giàu protein
Thịt gà: Thịt gà nạc cung cấp protein dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể để phục hồi.
Trứng: Trứng là nguồn protein và vitamin dồi dào như vitamin D, B12, các khoáng chất như kẽm và selen, tất cả đều giúp chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ... giàu omega-3 giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.

Trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ bị sốt.
2.3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Rau xanh lá đậm: Các loại rau như rau bina, cải xoăn, cải bó xôi... chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm.
Quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi... giàu chất chống oxy hóa anthocyanin có khả năng chống viêm mạnh.
Trái cây giàu vitamin C : Cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ... Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
2.4. Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn
Khi bị sốt, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn là rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra sữa chua còn rất giàu protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp trẻ nhanh phục hồi sau khi bị ốm sốt.
Thu Phương

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 14 phút trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 33 phút trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 17 giờ trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Sống thọ hay không nhìn mỡ bụng là lộ hết, bạn có dám tự kiểm tra không?
Sống khỏe - 21 giờ trướcChỉ mất chưa tới 1 phút để tự kiểm tra mỡ bụng, bạn sẽ tìm được nhiều manh mối quan trọng về việc mình sống thọ hay “đoản thọ”.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.