5 dấu hiệu cho thấy thận suy yếu, có một cũng cần đến bệnh viện ngay
Thận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo thận đang suy yếu, bạn cần đặc biệt lưu ý.
Thay đổi lượng nước tiểu và số lần đi tiểu
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thận là sự thay đổi trong thói quen đi tiểu. Cụ thể, thận yếu khiến khả năng cô đặc nước tiểu giảm, dẫn đến việc bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả khi không uống nhiều nước.
Khi thận bị tổn thương nặng, lượng nước tiểu có thể giảm đáng kể hoặc thậm chí ngừng hẳn. Nước tiểu có màu sẫm, lẫn máu, có bọt hoặc mùi khai nồng nặc có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về thận.
Thay đổi thói quen đi tiểu cũng có thể do các nguyên nhân khác như tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai... Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen đi tiểu, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Nhiều dấu hiệu cho thấy thận đang suy yếu thường bị coi nhẹ. Ảnh: Adobe Stock
Phù nề ở các bộ phận cơ thể
Thận yếu khiến cơ thể không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, dẫn đến tình trạng phù nề. Phù nề do thận yếu thường kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, khó thở... Nếu không được điều trị kịp thời, phù nề có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Phù nề thường xuất hiện ở:
- Mắt cá chân và bàn chân: Đây là vị trí phù nề phổ biến nhất, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi đứng/ngồi lâu.
- Bàn tay: Ngón tay sưng phồng, khó cử động.
- Mặt: Khuôn mặt sưng húp, đặc biệt là vùng quanh mắt.
Đau lưng
Đau lưng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh thận. Đau lưng do thận yếu cần được phân biệt với đau lưng do các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm...Nếu bạn bị đau lưng kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Đau lưng do thận yếu thường có đặc điểm:
- Vị trí: Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng, hai bên cột sống, gần vị trí của thận.
- Tính chất: Đau tăng lên khi ấn vào vùng thắt lưng, có thể lan xuống háng hoặc chân.
- Kèm theo các triệu chứng khác: Sốt, buồn nôn, nôn, tiểu buốt, tiểu rắt...

Đau lưng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh thận. Ảnh: Getty Images
Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Thận sản xuất hormone erythropoietin (EPO) kích thích tạo hồng cầu. Khi thận suy yếu, lượng EPO giảm, dẫn đến thiếu máu, gây ra các triệu chứng như, cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng ngay cả khi đã nghỉ ngơi đủ giấc; suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc; da dẻ trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống; chóng mặt, đau đầu Mệt mỏi do thận yếu thường dai dẳng và không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, hãy đi khám để kiểm tra sức khỏe thận.
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Thận yếu khiến các chất thải tích tụ trong máu, gây ngứa ngáy khó chịu. Cảm giác ngứa có thể xuất hiện ở khắp cơ thể. Đặc biệt, vùng lưng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, khi thận yếu, các chất độc kích thích dây thần kinh gây ngứa.
Ngoài ra, ngứa bụng có thể do tích tụ chất lỏng trong ổ bụng hoặc ngứa ngáy ở chân tay. Ngứa ngáy do thận yếu thường dữ dội, kéo dài và khó kiểm soát. Kem dưỡng ẩm hoặc thuốc kháng histamine thường không hiệu quả trong trường hợp này.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.