5 lý do khiến chúng ta xì hơi quá nhiều và nặng mùi
Xì hơi thường vô hại, nhưng cũng có những trường hợp đây là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trung bình, chúng ta xì hơi khoảng 5-15 lần mỗi ngày với tổng lượng hơi khoảng 0,5 lít. Điều này xảy ra ở mọi người để những khí, hơi tích tụ trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đào thải ra ngoài.
Xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đó là do thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày khi đi xuống ruột già sẽ được các vi khuẩn tại đây phân hủy tạo ra những chất khí “bốc mùi”. Ngoài ra, không khí đi vào trong cơ thể và được tích tụ trong quá trình chúng ta nhai nuốt thức ăn hay nói chuyện cũng cần được thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, một số thời điểm chúng ta cảm thấy cơ thể “xì hơi” quá nhiều hay quá nặng mùi. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ) đã lý giải hiện tượng này.
Xì hơi nhiều khi đi máy bay
Độ cao so với mặt nước biển lớn như khi ở trên máy bay sẽ khiến lượng khí trong cơ thể chúng ta “nở ra” dẫn tới hiện tượng đầy hơi và cuối cùng là xì hơi.
Ăn uống lành mạnh
Nghe có vẻ hơi vô lý khi ăn uống lành mạnh lại dẫn tới việc “xì hơi”. Cơ chế của hiện tượng này như sau: Không phải tất cả thực phẩm chúng ta ăn đều được tiêu hóa. Những thức ăn chưa được tiêu hóa tại ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây, chúng được các vi khuẩn phân hủy và tạo ra các chất khí, khiến cơ thể “xì hơi”.
Hành tây, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp và rau mầm chứa một loại carbohydrate mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được có tên raffinose. Những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe lại chính là những loại khiến khí thải của cơ thể “bốc mùi”. Các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại đậu đều tạo ra mùi “xì hơi” hôi.
Quá nhiều không khí
Không khí chúng ta nuốt vào cơ thể cũng đi ra ngoài theo con đường xì hơi. Tuy nhiên, những trường hợp “xì hơi” thuộc dạng này thường không mùi, khác với mùi khó ngửi tạo ra khi bạn ăn nhiều thức ăn nhanh, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước ngọt.
Vấn đề về hấp thụ
Trong trường hợp xì hơi quá nặng mùi, có thể cơ thể đang gặp vấn đề trong việc hấp thu một số chất dinh dưỡng. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Số khác gặp vấn đề trong việc tiêu hóa các loại carbohydrate có trong bánh mỳ, pasta, gạo, ngũ cốc và khoai tây.
Mắc bệnh nặng
Nếu gặp vấn đề “xì hơi” quá thường xuyên đi kèm cảm giác đau hoặc tiêu chảy hay táo bón, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Xì hơi quá nhiều kèm theo mùi khó ngửi có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như IBS hay bệnh celiac.
Theo Tri thức trực tuyến

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 28 phút trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống gì để cải thiện sức khỏe gan?
Sống khỏe - 1 giờ trướcChế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh đóng vai trò cốt yếu trong kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ, giúp cải thiện sức khỏe gan một cách tự nhiên.

Nguồn thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch
Sống khỏe - 4 giờ trướcProtein không chỉ là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn có vai trò thúc đẩy giảm cân hiệu quả và tăng cường sức khỏe tim mạch. Để đạt được mục tiêu này, việc lựa chọn loại protein rất quan trọng.

Loại quả mọc trong đất cực nhiều ở Việt Nam, bổ dưỡng chẳng kém nhân sâm tổ yến
Sống khỏe - 5 giờ trướcHạt lạc (đậu phộng) là một loại thực phẩm quen thuộc, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và sự tiện lợi. Không chỉ vậy, lạc còn là một "kho báu dinh dưỡng" mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 1 ngày trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp
Bệnh thường gặpGĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.