Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 lý do phụ nữ cảm thấy yếu ớt khi đến kỳ kinh nguyệt

Thứ tư, 15:55 15/02/2023 | Dân số và phát triển

Có nhiều phụ nữ thường có cảm giác trở nên yếu ớt khi đến kỳ kinh nguyệt bởi những triệu chứng: mệt mỏi, đau bụng, dễ kích thích, lo lắng… Vậy nguyên nhân là gì và cách cải thiện như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy yếu hơn khi có kinh

Mất máu có thể khiến bạn mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay yếu ớt trong kỳ kinh nguyệt một phần phụ thuộc vào lượng máu bạn mất trong khi hành kinh.

Nếu máu kinh của bạn quá nhiều để cần thay băng vệ sinh liên tục, đau bụng dưới, bị chảy máu kinh kéo dài hơn một tuần… có thể dẫn đến thiếu máu. Khi bị thiếu máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô và cơ quan của cơ thể có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Đa số phụ nữ có thể gặp hội chứng tiền kinh nguyệt, đây là một tập hợp các triệu chứng có thể bao gồm: đau đầu, đau lưng, đầy hơi, căng tức ngực, khó chịu hoặc ủ rũ, cảm thấy buồn hoặc xúc động…

Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi có thể gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, làm giảm chất lượng sống.

Theo ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hội chứng tiền kinh nguyệt có đặc điểm là dễ kích thích, lo lắng, không ổn định về tình cảm, trầm cảm, phù, đau bụng, đau ngực và đau đầu, xảy ra trong 7-10 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt và thường kết thúc vài giờ sau khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt được phát sinh do thay đổi nội tiết trong cơ thể và thể hiện ra bên ngoài bằng việc bong niêm mạc tử cung và chảy máu ra ngoài hằng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến thay đổi nội tiết và hội chứng tiền kinh nguyệt cũng xuất phát từ hiện tượng này.

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt rất đa dạng, mức độ và cường độ ở mỗi người và mỗi chu kỳ là không giống nhau. Hội chứng tiền kinh nguyệt diễn ra trong một thời gian không ngắn (gần 1/3 tháng), ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

5 lý do phụ nữ cảm thấy yếu ớt khi đến kỳ kinh nguyệt - Ảnh 2.

Hội chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Đau bụng kinh

Có một số người trải qua kỳ kinh rất nhẹ nhàng và không bị đau bụng, trong khi những người khác bị đau bụng dữ dội và mệt mỏi hàng tháng.

Khi đến kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra. Những cơn đau bụng kinh có thể giống như một cơn đau bụng nhẹ trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những cơn đau bụng nghiêm trọng đến mức chúng có xu hướng cản trở các hoạt động thường xuyên của phụ nữ và khiến họ vô cùng mệt mỏi.

Mất ngủ trong kỳ kinh nguyệt cũng khiến bạn mệt mỏi

Một số phụ nữ nhận thấy giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chu kỳ kinh nguyệt. Đối với nhiều người thì các triệu chứng khi có kinh như: đau bụng, ra nhiều máu, đi tiểu nhiều, khó chịu, căng thẳng… là lý do khiến họ không thể ngủ được.

Ngoài việc khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu ngủ còn có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng lượng cho các hoạt động thể chất hàng ngày.

Đổ mồ hôi ban đêm

Một số người khi có kinh nguyệt bị đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi ban đêm xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone này bao gồm estrogen và progesterone. Khi nồng độ progesterone tăng, estrogen giảm, sự dao động nội tiết tố này có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể.

Tình trạng đổ mồ hôi ban đêm thường xảy ra khi bạn ngủ sâu hoặc ngủ trong phòng kín nóng. Tuy không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng đổ mồ hôi ban đêm có thể khiến bạn khó chịu, mất ngủ và gây mệt mỏi vào ngày hôm sau.

5 lý do phụ nữ cảm thấy yếu ớt khi đến kỳ kinh nguyệt - Ảnh 4.

Đổ mồ hôi ban đêm gây mất ngủ, mệt mỏi.

2. Cách cải thiện tình trạng mệt mỏi khi đến kỳ kinh nguyệt

Có nhiều cách để cải thiện cảm giác mệt mỏi khi đến kỳ kinh nguyệt như: nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tắm thư giãn vào buổi tối, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh rượu có thể giúp duy trì mức năng lượng.

Cần uống đủ nước vì mất nước có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng hơn. Cố gắng hạn chế thực phẩm và đồ uống có thêm đường như nước ngọt và nước tăng lực…

Việc vận động cơ thể cũng có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi bằng cách giải phóng dopaminne -một chất hóa học được giải phóng trong não khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, điều này rất quan trọng giúp điều hòa kinh nguyệt.

Trong trường hợp mệt mỏi không cải thiện hoặc các triệu chứng trầm trọng gây cản trở nhiều đến cuộc sống bình thường, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc phù hợp.


Thanh Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top