Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 nhóm người tuyệt đối không nên ăn tỏi sống

Thứ bảy, 11:00 23/01/2016 | Sống khỏe

Hầu như ai cũng có thể ăn tỏi, tuy nhiên, có thể bạn chưa biết nhưng một số người không nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Tỏi là loại thực vật gia vị được sử dụng hằng ngày trong đời sống. Không thể phủ nhận hương vị kích thích vị giác và tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật từ tỏi.

1. Ăn tỏi sống sẽ tích lũy allicin

Sở dĩ tỏi có tác dụng phòng ngừa ung thư là do trong nó có chứa một chất diệt khuẩn tự nhiên có tên gọi là allicin. Hơi cay mà chúng ta ngửi thấy chính là do allicin sinh ra. Allicin cho dù đã làm loãng 100 ngàn lần thì nó vẫn có khả năng tiêu diệt các độc bệnh như paratyphoidfever, shigella… trong chớp mắt, đặc biệt là có thể giết chết vi khuẩn helicobacter pylori - nhân tố chủ yếu gây ra ung thư dạ dày.

Khi qua xào nấu, một lượng lớn allicin trong tỏi sẽ bị thất thoát hoặc phân giải do nhiệt, làm giảm thấp công hiệu bảo vệ sức khỏe của tỏi. Vì vậy, tỏi luôn được khuyến khích nên ăn sống, nếu không thể chịu được vị cay nồng của tỏi, lúc gần tắt bếp hãy cho tỏi vào món ăn để mùi vị dễ chịu hơn. Ngoài ra, món dưa tỏi rất đáng để bạn chuẩn bị cho cả gia đình, vừa kích thích khẩu vị lại vừa giữ được nhiều công dụng trong tỏi.

Đặc biệt, nếu nuốt cả tép tỏi thì không thể phát huy được tác dụng của Allicin, bởi vì nó cần có hai vật chất kết hợp lại tạo thành, đó là Alliin và Alliinase, vì vậy khi tép tỏi được đập giập hoặc nghiền nát thì mới sinh ra được Allicin. Do đó, nếu món ăn bày sẵn cả tép tỏi thì khuyến khích bạn nên nhai kỹ trong lúc ăn, như thế càng có lợi cho việc tiêu diệt vi khuẩn trong cả khoang miệng.

2. Những người không nên ăn tỏi sống

Tỏi được biết đến với công hiệu ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như phổi kết hạch, ung thư, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim… Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 5 nhóm đối tượng sau đây thì không nên ăn tỏi sống.

- Người bị bệnh về mắt

Người xưa có câu: “Tỏi trị bách bệnh, ngoại trừ mắt”. Ăn tỏi lâu ngày thật sự có hại cho mắt. Theo nghiên cứu, vị của tỏi là cay nhất, nó có thể “thấu” lên cả mắt và gây ra tổn thương. Vì vậy, người đang có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi, nhất là tỏi sống. Ngoài ra, những thực phẩm cay khác cũng nên kiêng.

- Người bị nhiệt và suy nhược

Ăn nhiều tỏi sẽ làm hao tổn “khí” và “huyết”  của con người. Trong quyển “Bản thảo tòng tân” có ghi chép “tỏi cay nóng, có độc, sinh viêm, động hỏa, tán khí hao huyết, người bị nhiệt và suy nhược không nên ăn”. Do đó, nếu bạn thuộc đối tượng sức khỏe kém, khí huyết suy nhược thì nên thận trọng khi ăn tỏi.

- Người bị bệnh gan

Rất nhiều người ăn tỏi như một cách phòng ngừa viêm gan, thậm chí có người đang mắc bệnh gan vẫn ăn tỏi hằng ngày. Quan niệm này là lợi bất cập hại. Trong quyển “Bản thảo cương mục” có ghi: “Tỏi ăn lâu ngày hại gan, hại mắt. Tỏi tính nhiệt, trợ hỏa, vị cay, tính kích thích mạnh. Người trong gan có hỏa nếu ăn tỏi sẽ tăng cường tính hỏa, lâu ngày dẫn đến tác hại”.

- Người bị đi ngoài

Tính kích thích của tỏi sống càng mạnh hơn khi qua chế biến. Bình thường nếu ăn một lượng thích hợp có thể thúc đẩy tiêu hóa, nhưng với người bị viêm ruột, đi ngoài mà ăn tỏi có thể khiến niêm mạc đường ruột bị xung huyết, bệnh nặng thêm.

- Người bị bệnh nặng

Tỏi tuy nhiều công dụng nhưng cũng được xếp trong nhóm “kích phát bệnh tật”, nó làm một số bệnh dễ dàng phát bệnh và tăng nặng hơn. Vì vậy, đối với người đang có bệnh nặng hoặc đang dùng thuốc nếu ăn tỏi rất có thể sẽ gây tác dụng phụ.

Tỏi có thể làm bệnh cũ tái phát hoặc làm mất công hiệu của thuốc, phản ứng dây chuyền với thuốc, ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 10 phút trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 1 ngày trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Top