5 nhóm thực phẩm phổ biến làm lượng đường trong máu tăng nhanh
Đường trong máu cao không được kiểm soát trong thời gian dài gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Nắm được danh sách các nhóm thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu là một cách duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
1. Thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?
Đường trong máu , hay còn gọi là glucose, là một loại đường đơn giản đóng vai trò là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể. Glucose được hấp thụ từ thức ăn vào máu, sau đó được vận chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Đường trong máu cao là tình trạng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Theo thời gian, lượng đường trong máu tăng cao bắt đầu làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, thận, tim và dây thần kinh, góp phần gây ra các triệu chứng và biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Chính vì thế, việc hiểu rõ cách thức thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu rất quan trọng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát cân nặng.
Thực phẩm ảnh hưởng đến đường huyết như sau:
Carbohydrate: Carbohydrate là chất dinh dưỡng chính làm tăng đường huyết. Khi chúng ta ăn carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng thành đường glucose, sau đó được hấp thụ vào máu.
Chất xơ : Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp đường huyết tăng chậm hơn và ổn định hơn.
Chất béo và protein: Chất béo và protein cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng đường huyết. Chúng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp đường huyết tăng chậm hơn.
Chỉ số đường huyết là thước đo tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng và đột ngột như các loại đường tinh chế, bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây chiên...
Thực phẩm có GI thấp sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn và ổn định hơn như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây không quá ngọt...
Biết được cách thức thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sẽ giúp mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
2. Các loại thực phẩm phổ biến có xu hướng làm tăng nhanh lượng đường trong máu
Ngũ cốc tinh chế
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các loại thực phẩm chứa ngũ cốc trắng tinh chế, ví dụ như: bánh mì trắng, mì ống và gạo trắng đều là nguồn carbohydrate tinh chế, nghĩa là chúng đã bị loại bỏ phần lớn chất xơ trong quá trình chế biến. Chính sự thiếu hụt chất xơ này là nguyên nhân chính khiến ngũ cốc tinh chế làm tăng đường huyết nhanh chóng và đột ngột.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ là một loại carbohydrate có nhiều lợi ích. Cơ thể không tiêu hóa được chất xơ nên nó làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ích cho lượng đường trong máu. Khi ăn chất xơ chúng ta cũng cảm thấy no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều dẫn đến đường trong máu không tăng đột biến.
Tuy nhiên, vẫn có thể đưa một lượng vừa phải ngũ cốc trắng vào chế độ ăn uống bằng cách kết hợp protein nạc, chất béo lành mạnh, các nguồn chất xơ có hàm lượng carbohydrate tương đối thấp khác như rau không chứa tinh bột để làm cho các bữa ăn có chứa carbohydrate trắng ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Đồ uống có đường thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng
Rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu khi uống đồ uống có đường. Lý do ngoài việc chứa nhiều đường, các loại đồ uống như soda, nước giải khát có gas và nước ép trái cây đóng hộp hầu như không chứa protein, vitamin hoặc chất xơ.
Khi chúng ta tiêu thụ đồ uống có đường, lượng đường sẽ được hấp thụ vào máu rất nhanh khiến đường huyết tăng đột ngột. Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy dẫn đến tình trạng kháng insulin và cuối cùng là bệnh đái tháo đường. Đường huyết cao kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh...
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Hoa Kỳ) đã chứng minh, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc đái tháo đường type 2. Trong khi uống đồ uống như cà phê, trà, sữa bò ít chất béo và nước lọc có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn.
Do đó cách lựa chọn tốt nhất là mọi người nên chuyển từ đồ uống có đường sang đồ uống lành mạnh hơn để bảo vệ sức khỏe, tránh hoàn toàn đồ uống có đường chứa calo. Nếu gặp khó khăn khi uống nước không có hương vị, có thể thêm những miếng trái cây tươi thái lát vào bình nước.
Thức ăn nhanh cũng chứa nhiều đường
Thức ăn nhanh là thực phẩm không lành mạnh nhưng mọi người thường nghĩ nó chỉ có nhiều calo và chất béo. Sự thật là các mặt hàng thức ăn nhanh cũng chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế, có khả năng làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều
Trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe của mọi người và cả người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại trái cây ngọt.
Nguyên tắc ăn trái cây cho người bệnh đái tháo đường là chọn loại trái cây phù hợp (chứa ít glucose, giàu chất xơ và vitamin). Nên ăn trái cây tươi vừa chín tới, ăn đa dạng nhiều loại trái cây và nên ăn cả trái thay vì ép nước uống như ăn cam cả múi và không nên sử dụng nước trái cây đóng hộp.
Rau củ giàu tinh bột nếu ăn nhiều có thể làm mất ổn định lượng đường trong máu
Khoai tây và các loại rau củ giàu tinh bột khác như đậu Hà Lan, ngô... Những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate hơn so với các loại rau củ không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau diếp... Nhưng không cần phải cắt bỏ hoàn toàn các loại rau củ giàu tinh bột vì chúng vẫn cung cấp chất dinh dưỡng tốt và chất xơ.
Để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến nên ăn lượng rau giàu tinh bột vừa phải kết hợp với các thực phẩm có GL thấp như protein nạc và chất béo lành mạnh.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chế độ ăn kiểm soát lượng đường trong máu nên ưu tiên các loại đường tự nhiên từ trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp với lượng vừa phải. Ăn nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Các nguồn chất xơ tốt như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcNhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm…
Người mắc bệnh tiền đình cần làm gì để nhanh khỏi, không bị tái phát
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bị hội chứng rối loạn tiền đình cần được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cảnh báo đột quỵ khi thức giấc trong thời tiết lạnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết trên địa bàn TPHCM những ngày qua chuyển lạnh vào sáng sớm, khiến nhiều người rơi vào tình trạng đột quỵ. Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần chủ động giữ ấm cơ thể để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.
Bệnh đường hô hấp do hMPV: Phụ huynh không hoang mang, cần nâng cao cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Loại củ được ví như 'nhân sâm' có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Củ sen có chỉ số đường huyết GI thấp, thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ trong củ sen cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no hơn, nhờ đó giảm lượng tiêu thụ thực phẩm...
Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bất ngờ phải chạy thận suốt đời vì lý do nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nghĩ "uống thuốc Tây không tốt cho sức khỏe" nên ông bỏ thuốc điều trị bệnh tiểu đường và cũng không tái khám cho đến khi phải nhập viện gấp để chạy thận...
Người đàn ông 49 tuổi ở Hà Nội phải cắt bỏ tinh hoàn vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi bị cắt bỏ tinh hoàn, người đàn ông này tự lên mạng tìm hiểu thông tin và chẩn đoán mình bị viêm tinh hoàn. Sau đó tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hơn.
Khó tiểu, tiểu nhiều lần, người đàn ông 67 tuổi phát hiện căn bệnh nam giới nào cũng lo lắng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nam 67 tuổi mắc nhiều bệnh nền có biểu hiện khó tiểu, tiểu nhiều lần đã đến bệnh viện thăm khám phát hiện bị ung thư tuyến tiền liệt.
Mùa đông, ăn cam theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Quả cam chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, thêm cam vào chế độ ăn uống mùa đông giúp thải độc tố và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong những ngày rét đậm, kết hợp uống nước mật ong gừng ấm sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...