Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Chủ nhật, 12:03 23/03/2025 | Mẹ và bé

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

1. Một số sai lầm thường gặp của cha mẹ khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy cấp thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, ở thể nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng có không ít cha mẹ chưa hiểu rõ về biện pháp điều trị cũng như chăm sóc nên đã có những sai lầm khiến bệnh nặng hơn.

Một số sai lầm thường gặp khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em bao gồm:

1.1. Cho con uống ít nước vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn

Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ mắc tiêu chảy nên uống ít nước, có thể giúp giảm thiểu số lần bé đi ngoài. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, bởi nước không làm cho tình trạng tiêu chảy cấp trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân đi ngoài là do ruột bị kích thích và tăng dịch ruột chứ không liên quan đến việc bổ sung nước. Khi đi ngoài liên tục, cơ thể sẽ bị mất nước sẽ dẫn đến thiếu nước, mất điện giải... dễ gây biến chứng nghiêm trọng nhất.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ- Ảnh 1.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng rầm rộ.

Mất nước ở giai đoạn nhẹ, có thể chỉ cần bù nước và điện giải thì cơ thể đã hồi phục, nhưng ở giai đoạn nặng thì cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc cho trẻ uống đủ nước, tốt nhất là cho uống oresol để bổ sung nước và điện giải cho trẻ. Trường hợp trẻ tiêu chảy kèm theo nôn hoặc trẻ không hợp tác uống oresol, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế có chuyên khoa nhi để được truyền dịch.

2.2. Cho trẻ uống các thuốc cầm tiêu chảy

Khi thấy trẻ bị đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần, người sọp đi nhanh nên không ít bố mẹ, ông bà lo lắng đã tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy. Đây là sai lầm nghiêm trọng mà mọi người trong gia đình cần tránh.

Việc đi tiêu nhiều cũng là cách để cơ thể đẩy chất độc, virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Hầu hết các thuốc cầm tiêu chảy hiện nay đều có tác động làm giảm nhu động ruột, từ đó phân không được đẩy ra ngoài và hạn chế sự tự đào thải của cơ thể (nghĩa là thực chất trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng lại không thải phân ra ngoài). Phân dồn ứ lại trong ruột sẽ khiến trẻ bị bệnh nặng hơn, đau bụng, viêm ruột, tắc ruột... thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng.

Vì thế trong trường hợp này, hoàn toàn không cần cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy, kể cả các loại lá như: Búp ổi non, nước sắc vỏ măng cụt...

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ- Ảnh 2.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn.

2.3. Cho trẻ uống thuốc chống nôn

Nhiều trẻ bị tiêu chảy cấp có kèm triệu chứng buồn nôn và nôn, không ít người đã tự ý cho con uống thuốc chống nôn domperidone hoặc metoclopramide. Đây là hai thuốc có thể giúp trẻ ngừng nôn nhanh chóng, nhưng thuốc có chỉ định cụ thể chứ không tùy ý sử dụng.

Thuốc chống nôn có thể gây ra những tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của mỗi trẻ như: Buồn ngủ hoặc mệt mỏi, trẻ có thể trở nên ít hoạt động và ngủ nhiều hơn, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tâm trạng, tác động đến hệ thần kinh... Do đó chỉ cho trẻ dùng thuốc chống nôn khi có chỉ định từ bác sĩ.

2.4. Dùng kháng sinh

Nhiều cha mẹ vẫn còn suy nghĩ hễ ốm là cần phải uống kháng sinh. Khi thấy trẻ bị tiêu chảy thì mua kháng sinh về cho con uống, đây cũng là một sai lầm thường gặp. Thực tế, kháng sinh vẫn được bác sĩ kê đơn, nhưng chỉ khi trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn, còn với tiêu chảy cấp do các nguyên nhân khác thì kháng sinh đều không có tác dụng. Nếu tự ý cho trẻ uống thuốc còn khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ, trong đó có rối loạn tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ kháng kháng sinh…

1.5. Bổ sung men tiêu hóa

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều cha mẹ sẽ bổ sung ngay men tiêu hóa cho con, nhưng đây là một sai lầm, bởi men tiêu hóa không có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy mà chỉ được bác sĩ chỉ định khi mắc một số bệnh lý đặc biệt.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy, có thể bổ sung men vi sinh, bởi lúc này các lợi khuẩn đường ruột của trẻ bị suy giảm nên bổ sung men vi sinh sẽ có tác dụng tăng tỷ lệ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ tiêu hóa khỏe và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ- Ảnh 3.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng loại cũng như liều lượng. Để sử dụng men vi sinh hiệu quả, cần lưu ý:

- Ưu tiên sử dụng những chế phẩm men chứa đa dạng chủng lợi khuẩn.

- Đọc kỹ bao bì sản phẩm để biết được những chủng lợi khuẩn và hàm lượng có trong sản phẩm. Hàm lượng của mỗi gói men vi sinh phải từ 107 - 1010 CFU mới đạt hiệu quả tốt.

- Pha men vi sinh với nước ấm không quá 40 độ, không pha với nước sôi, cháo hoặc sữa nóng. Nhiệt độ cao như vậy sẽ làm các lợi khuẩn chết và men vi sinh không còn tác dụng. Sau khi pha thì uống ngay, không để quá lâu ngoài môi trường vì sẽ mất tác dụng.

- Trường hợp có dùng kháng sinh thì uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh 2 tiếng.

- Khi sử dụng men vi sinh phải dùng đúng và đủ thì mới có hiệu quả, nếu không sẽ chỉ tốn thời gian, công sức vô ích mà trẻ vẫn còi biếng ăn.

- Việc sử dụng men vi sinh loại nào, số lượng và liều lượng an toàn cho trẻ phải do các bác sĩ chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể, tuyệt đối ba mẹ không nên tự ý mua men vi sinh về dùng cho trẻ khi con chưa được thăm khám.

2. Biện pháp phòng ngừa biến chứng khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp nếu không được bù đủ nước kịp thời sẽ gây mất nước, điện giải làm trẻ suy kiệt, gây trụy mạch, suy thận cấp... có thể dẫn đến tử vong. Do đó, để trẻ được điều trị đúng và ngăn ngừa các biến chứng, ngay khi thấy trẻ bị tiêu chảy cấp, cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, uống dung dịch oresol để bù nước.

Người chăm sóc trẻ phải theo dõi sát sao số lần cũng như lượng phân, tình trạng phân mỗi lần trẻ đi ngoài. Cần quan sát sắc thái của trẻ, nếu thấy trẻ bỏ ăn, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, mệt lả... thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị ngay. Bởi tình trạng mất nước và điện giải nặng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch nhanh chóng.

Không cho trẻ ăn kiêng quá mức vì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí có nhiều trẻ mất rất nhiều thời gian để hồi phục; nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng với cách chế biến mềm, dễ tiêu như cháo gà, cà rốt, khoai tây...; có thể chế biến các món khác nhau làm sao để kích thích vị giác cho trẻ; vẫn cho trẻ uống sữa đầy đủ, thậm chí còn cần phải tăng cường sữa, chia làm nhiều bữa nhỏ...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 3 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 4 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Top