5 vị bỗng xuất hiện trong miệng cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm
Những vị xuất hiện kéo dài vài ngày trong miệng rất có thể là tín hiệu cảnh báo nhiều nguy hại về sức khỏe mà bạn chưa chú ý tới.
Những thực phẩm bạn ăn thường ngày có thể lưu lại vị trong miệng, đặc biệt là những gia vị nặng mùi như tỏi hay hành tây. Mặc dù vậy, hầu hết những vị này đều có thể dần nhạt đi hoặc được loại bỏ bởi các phương pháp vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vị giác thay đổi và kéo dài hơn một vài ngày thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Theo các chuyên gia, nếu cảm thấy 5 vị dưới đây xuất hiện kéo dài trong miệng, bạn có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
1. Vị đắngVị đắng trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến gan, túi mật như trào ngược dịch vị và dịch mật. Kèm theo vị đắng trong miệng là các triệu chứng khác: hơi thở hôi, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng ở miệng. Khi lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản vượt quá giới hạn bình thường sẽ bệnh nhân cảm thấy đắng miệng, ợ nóng, đau bụng trên, buồn nôn và khàn.
Cùng với đó, vị đắng cũng có thể xuất hiện khi thay đổi nội tiết tố, sức khỏe răng miệng kém, đang sử dụng thuốc, tinh thần căng thẳng...
Các vấn đề về răng miệng như nhiễm trùng nướu răng có thể để lại vị kim loại. Một số dấu hiệu phổ biến khác đi kèm như sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.
2. Vị kim loại
Vị kim loại xuất hiện trong miệng cũng có thể là biểu hiện của chứng rối loạn vị giác. Chứng bệnh này sẽ người bệnh mất đi cảm giác ngon miệng, dễ dẫn đến tình trạng sút cân, suy giảm hệ miễn dịch.
Ngoài ra, sa sút trí tuệ cũng được liệt vào một trong số những căn bệnh có thể mắc phải nếu cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Theo tiến sĩ Lewis, những tổn thương thần kinh gây ra bởi sự thoái hóa của não cũng khiến vị giác thay đổi, tạo ra vị kim loại trong miệng. Kèm với đó có thể là một số dấu hiệu như hay quên, khó giao tiếp, khó tập trung, quên tên của bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình, lạc ở nơi quen thuộc…
3. Vị ngọt
Vị ngọt trong miệng có thể đang cảnh báo khả năng mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi đó, cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu, nồng độ glucose cao gây ra vị ngọt trong miệng.
Nếu các hiện tượng như khô miệng, đi tiểu thường xuyên và tầm nhìn mờ xuất hiện cùng lúc với vị ngọt, khả năng cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Một vấn đề khác có thể xảy ra là nhiễm toan ceton. Đây là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Một trong những triệu chứng của nhiễm toan ceton là mùi thơm ngọt trong hơi thở và vị ngọt trong miệng.
4. Vị chua
Ngoài vị đắng như đã nêu trên, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể tạo ra vị chua trong miệng, cùng với đó là các hiện tượng như ợ nóng, đau ngực và khó nuốt.
Đồng thời, đây cũng có thể là cảnh báo khi có bất thường ở gan. Bởi khi gan không hoạt động chính xác, cơ thể tích tụ lượng amoniac dẫn đến sự thay đổi vị giác và gợi lên vị chua.
Không chỉ vậy, nhiễm trùng vi khuẩn ở đường hô hấp trên (như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan) có thể gây ra vị chua trong miệng do vi khuẩn tạo ra.
5. Vị mặn

Vị mặn trong miệng có thể là một dấu hiệu mất nước vì cơ thể đang cố gắng giữ nước bằng cách sản xuất ít nước bọt hơn. Khô miệng, khát nước, mệt mỏi và yếu cơ có thể xuất hiện với hương vị mặn.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Medina, vị mặn có thể là dấu hiệu của rối loạn thần kinh. Bởi não bộ của chúng ta chứa các dây thần kinh được kết nối với hương vị. Nếu vị mặn đi trong miệng đi cùng những triệu chứng khác như co giật, thay đổi thị lực, đau đầu hoặc mất mùi, rất có thể bạn đang đối diện với chứng rối loạn thần kinh.
Nếu những thay đổi trong hương vị này kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn có thể là một dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm cần điều trị kịp thời. Đặc biệt khi những thay đổi này đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt hoặc khó nuốt, bạn nên gặp bác sĩ.

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe
Y tế - 6 giờ trướcSKĐS -chăm sóc sức khỏe. Khi được kết hợp một cách khoa học và đều đặn, "bộ đôi" này không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn hỗ trợ phòng tránh, cải thiện và kiểm soát nhiều bệnh mạn tính.

Đội nhóm - giải pháp hiệu quả trong tập luyện và thực hành dinh dưỡng
Y tế - 7 giờ trướcKhi thực hiện lối sống lành mạnh, năng động, kết hợp dinh dưỡng khoa học với vận động hợp lý sẽ tạo nền tảng cho một sức khỏe tốt. Đặc biệt, khi được thực hành cùng đồng đội sẽ biến quá trình này thành niềm vui và động lực mỗi ngày...

Yêu ngay Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Sống khỏe - 8 giờ trướcKhi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi một lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm mà họ mua. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.

Cơ thể xảy ra phản ứng khác thường gì khi 'cai' đường?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcVì những lý do khác nhau khiến nhiều người hảo ngọt muốn cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống. Điều này có thể mang lại một vài thay đổi trong cơ thể như gặp vấn đề về giấc ngủ và mức năng lượng bị ảnh hưởng… Tìm hiểu những phản ứng này và cách xử trí.

Những câu chuyện đặc biệt của thành viên đội chơi 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4
Y tế - 9 giờ trướcChương trình ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ Lần 4 có hơn hai trăm thành viên thuộc 20 đội chơi tham gia. Mỗi thành viên đều có những câu chuyện, những chia sẻ về quá trình thay đổi bản thân và mong muốn lan tỏa đến cộng đồng thói quen sống lành mạnh, năng động.

Người phụ nữ 61 tuổi ở Hải Dương nguy kịch do thói quen chữa đau khớp nhiều người hay gặp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Khi nhập viện, bà X. phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc vận mạch để duy trì huyết áp, dấu hiệu cho thấy tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng.

Người phụ nữ 36 tuổi nhập viện vì thai ngoài tử cung vỡ, thừa nhận một sai lầm nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sản phụ có tiền sử 2 lần phẫu thuật do mang thai ngoài tử cung và 1 lần thai lưu, 2 vòi trứng đã cắt. Lần này, mang thai bằng phương pháp IVF. Tuy nhiên sau khi chuyển phôi, sản phụ không tới bệnh viện chuyên sâu để khám.

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch
Sống khỏe - 12 giờ trướcCác loại hạt không chỉ chứa chất béo lành mạnh mà còn là nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ quan trọng cho chức năng của hệ tiêu hoá, khi chất xơ kết hợp với chất béo lành mạnh trong các loại hạt nó đặc biệt có lợi cho tim.

Hé lộ tiết mục biểu diễn ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ Lần 4
Y tế - 12 giờ trướcMỗi đội chơi chính thức của chương trình ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ lần 4 đều có thế mạnh, đặc điểm riêng nhưng tất cả đang rất nỗ lực tập luyện để mang đến chương trình những tiết mục biểu diễn ý nghĩa, tiếp tục lan tỏa thông điệp về lối sống năng động, lành mạnh.

Người đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu cơ tim, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, người đàn ông này có dấu hiệu bị sốt, đau tức ngực nhưng chỉ tự mua thuốc điều trị ở nhà.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.