6 cách vệ sinh sai lầm cần dừng ngay lập tức
Một thói quen vệ sinh hằng ngày tưởng chừng rất tốt, nhưng thực tế lại gây lại cho sức khỏe.
1. Tắm quá thường xuyên

Nghe có vẻ lạ, nhưng việc tắm quá thường xuyên không tốt cho sức khỏe. Theo một nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ trường đại học Columbia ở Mỹ, thói quen này khiến da khô và nứt nẻ. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên tắm 1 lần/ngày.
2. Không rửa tay trước khi đi vệ sinh

Vi khuẩn xuất hiện không chỉ trên bồn cầu mà còn ở khắp nhà. Điều này đồng nghĩa rằng nếu bạn không rửa tay trong thời gian dài, vi khuẩn có thể dính vào tay. Khi đi vệ sinh, chúng ta chạm vào vùng kín và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể từ đây. Do vậy, thói quen rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn rửa tay sau khi đi vệ sinh.
3. Dùng ngón tay bấm nút xả nước bồn cầu

Bồn cầu có thể là nơi bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 90 phút sau khi xả nước, hàng chục giọt bắn chứa vi khuẩn vẫn ở trên bề mặt. Do vậy, bạn nên dùng khớp phía sau ngón tay để xả nước bồn cầu nhằm giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.
4. Sử dụng gối ngủ trong thời gian dài

Những chiếc gối ngủ là thiên đường cho bụi và mốc. Trong thời gian dài, chúng có thể bay lên mặt người sử dụng và gây ra các vấn đề kích ứng như viêm da. Bụi và mốc cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như tắc mũi, sưng tấy và viêm đường hô hấp trên. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên giặt gối ngủ hằng tuần.
5. Ngủ cùng thú cưng

Mèo hay chó mang rất nhiều vi khuẩn ở lông của chúng, bao gồm những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Các số liệu thống kê cho thấy từ năm 1977 đến 1998, có 23 trường hợp nhiễm bệnh chết người từ mèo nhà.
6. Rửa mặt bằng xà bông

Một số người nhầm tưởng rằng nếu họ rửa mặt bằng xà bông 2 lần/ngày, mặt họ sẽ rất sạch và tránh được mụn. Nhưng thực tế, xà bông càng làm mụn nổi nhiều hơn. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết loại chất rửa này phá hủy lớp bảo vệ trên da và giảm độ pH của da.
Theo Báo Giao thông

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.