Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất dễ nhầm với bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo nên dừng việc này nếu không muốn bệnh nặng hơn!

Chủ nhật, 14:10 29/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không ít các bệnh nhân nghĩ mình bị viêm họng, bệnh tim... nhưng đi khám mới biết mình mắc bệnh là do trào ngược dạ dày gây nên.

4 kiểu ăn sáng 'nuôi lớn' tế bào ung thư cực nhanh, nên loại bỏ khỏi thực đơn càng sớm càng tốt4 kiểu ăn sáng "nuôi lớn" tế bào ung thư cực nhanh, nên loại bỏ khỏi thực đơn càng sớm càng tốt

GiadinhNet - Bữa ăn sáng rất cần thiết, nhưng ăn không khoa học, thiếu chất sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi, tăng rủi ro chấn thương lao động, thậm chí gây bệnh ung thư.

Theo các bác sỹ Bệnh viện ung bướu Trung ương, bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản. Đây là bệnh khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh diễn ra lâu dài có thể dẫn đến viêm loét thực quản, có thể gây chảy máu, làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột gọi là Barrett thực quản và biến thành ung thư.

Theo các bác sĩ, bệnh lý viêm loét dạ dày và trào ngược là nguồn cơn phát sinh nhiều bệnh lý khác liên quan đến tim, hô hấp… Không ít các bệnh nhân mắc bệnh tim đi khám nhiều nơi không ra nguyên nhân, đến cuối cùng phát hiện do trào ngược dạ dày gây nên. Điều này là do sự kích ứng của axit ở thực quản có thể gây đau ngực giống như đau thắt ngực làm nhiều bệnh nhân lo lắng tưởng rằng mình bị bệnh tim mạch, ho kéo dài bệnh nhân nghĩ mình bị bệnh phổi,…

Bên cạnh đó, bệnh lý trào ngược dễ dẫn viêm tai, viêm mũi, lan nhiều sang các vùng khác của cơ thể. Nếu không chữa trị kịp thời về lâu dài sẽ dẫn đến viêm loét nặng và dẫn đến ung bướu.

6 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất dễ nhầm với bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo nên dừng việc này nếu không muốn bệnh nặng hơn! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

6 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Bệnh nhân thường xuất hiện ợ hơi lúc đói. Ợ chua và ợ nóng xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng hoặc nóng rát từ dạ dày bốc lên.

Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc...

Đau, tức ngực

Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Cảm giác đau này là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.

Khản giọng và ho

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

Đắng miệng

Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.

Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa

Cần làm gì khi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần được chữa trị trong một thời gian dài, kiểm soát các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi để hạn chế tái phát. Những người bị bệnh cần có lối sống khoa học, tránh thức khuya, nhịn đói quá lâu. Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh căng thẳng, hạn chế các thực phẩm quá chua, cay, nhiều giàu mỡ… Không hút thuốc lá, hạn chế café, bia, rượu, các loại thức uống có ga….

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp này mà không cải thiện được tình trạng bệnh cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn sử dụng thuốc.

Bất ngờ công dụng của quả dưa bở với sức khỏe, hãy tận dụng ngay nếu đã biết 7 công dụng tuyệt vời này!Bất ngờ công dụng của quả dưa bở với sức khỏe, hãy tận dụng ngay nếu đã biết 7 công dụng tuyệt vời này!

GiadinhNet - Dưa bở được đánh giá là loại quả bổ dưỡng, không chỉ có tác dụng giải khát rất hiệu quả mà còn có nhiều công dụng đến bất ngờ.

Hố tử thần xuất hiện liên tục ở Nghệ An

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 12 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 15 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top