6 điều tồi tệ khi ngủ mà há miệng
Nước bọt - thứ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách tự nhiên, bị mất đi là nguyên nhân gây sâu răng, hôi miệng.
Tạp chí Journal of Oral Rehabilitation mới đây đã đăng kết quả của một nghiên cứu khoa học cho thấy việc há miệng khi nằm ngủ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng còn hơn cà đồ uống có ga. Điều này là do không khí khi hít vào đã làm khô miệng, nước bọt - thứ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách tự nhiên, bị mất đi và phá vỡ các màng bám bảo vệ trên răng. Há miệng khi nằm ngủ ban đêm cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề như dị ứng, viêm amidan, tắc nghẽn xoang, mũi hay ngưng thở.
Tiến sĩ nha khoa Petros Ioannis Moschouris đã chỉ ra những vấn đề sức khỏe có thể bạn phải đối mặt nếu thường xuyên nằm ngủ há miệng. Dưới đây là một số nội dung cơ bản.
1. Khô miệng và môi
Khi thở bằng miệng, chất lỏng (nước bọt) bị mất do bay hơi, làm cho miệng và môi bị khô. Điều này có hậu quả nghiêm trọng, bao gồm suy giảm khả năng nuốt và làm mất đi chức năng bảo vệ của nước bọt. Miệng và môi bị khô còn đem lại cảm giác khó chịu, khiến bạn chẳng thể ngủ ngon.
2. Sâu răng
Nước bọt có nhiều chức năng quan trọng: tự làm sạch miệng, loại bỏ bất kỳ axit không mong muốn và bảo vệ men răng. Khi miệng có ít nước bọt, độ pH mảng bám bị hạ xuống thấp, làm tăng số lượng vi khuẩn có hại một cách ồ ạt và đó là nguy cơ gây sâu răng.
3. Hôi miệng (Halitus)
Há miệng khi nằm ngủ liên quan đến hơi thở có mùi vì khi nước bọt mất đi thì khả năng tự làm sạch cũng không còn và đây là môi trường tốt cho vi khuẩn tồn tại. Ngoài ra, sâu răng cũng có thể gây hôi miệng.

4. Ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt
Thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến các vòm răng và vị trí của răng, từ đó tạo nên hiệu ứng domino trên môi, lưỡi, vòm miệng. Những người thường xuyên thở bằng miệng khi nằm ngủ thường có khuôn mặt ngắn hơn, răng sít, đường mũi hẹp, lỗ mũi to, chiếc cằm nhỏ hơn và cứng hơn, đôi môi thô cứng hơn.
5. Nuốt bất thường
Thường xuyên nằm ngủ mà há miệng cũng liên quan đến hiện tượng nuốt bất thường vì khi miệng bị khô, bạn có xu hướng đẩy lưỡi về phía trước để nuốt thay vì ngậm miệng lại. Bình thường, lưỡi dồn áp lực vào vòm việc và tạo ra những "cơn sóng" để đẩy thực phẩm xuống thực quản, vào dạ dày. Nhưng khi thở bằng miệng không theo cơ chế này, không khí được nuốt vào nhiều hơn, có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày.
6. Mệt mỏi
Thở bằng miệng khi ngủ sẽ nạp lượng oxy vào phổi nhiều hơn mức cần thiết, gây ra cảm giác mệt mỏi lúc thức dậy.
Theo Ngôi sao

Thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất với quá trình lão hóa da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcThay đổi chế độ ăn uống là một trong những biện pháp can thiệp đơn giản, hiệu quả nhất để làm chậm các dấu hiệu lão hóa và phục hồi sức khỏe làn da. Vậy những thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất cho làn da của bạn?

Bé 3 tuổi ở Hà Nội đối diện với loạt biến chứng nguy hiểm do cúm B từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện do biến chứng cúm B với các triệu chứng sốt cao 38,5°C, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Gia đình cho dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh... nhưng tình trạng không cải thiện.

Nguyên nhân u nang xơ buồng trứng là gì?
Sống khỏe - 2 giờ trướcU nang xơ buồng trứng là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiểu rõ nguyên nhân u nang xơ buồng trứng sẽ giúp chị em có hướng khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin – Bí quyết giúp trẻ "xây lá chắn kim cương" nâng cao đề kháng
Sống khỏe - 3 giờ trướcCon đề kháng yếu, bệnh vặt luôn là nỗi trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ. Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin chính là giải pháp mới đang được các mẹ thông thái truyền tai nhau nhằm giúp con nâng cao sức đề kháng, ít ốm đau, khỏe mạnh hơn.

5 loại rau củ tốt cho người tăng huyết áp
Sống khỏe - 4 giờ trướcChế độ ăn cho người tăng huyết áp nên ít natri, đồng thời kết hợp nhiều loại trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và rau.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam
Sống khỏe - 18 giờ trướcTrong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân từ ngày 25 đến 27 tháng 5, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ y tế cho phái đoàn.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.

Người đàn ông 45 tuổi phải cắt toàn bộ 'của quý' vì ung thư dương vật từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Nghi ngờ người bệnh mắc ung thư dương vật, các bác sĩ đã tư vấn thực hiện sinh thiết để đưa ra hướng điều trị. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, anh T đã từ chối sinh thiết cũng như điều trị...