6 hành vi dễ hủy hoại hệ miễn dịch, mùa COVID-19 nên ăn 5 loại thực phẩm để khỏe mạnh, tăng khả năng phòng bệnh
Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể "phá hủy" khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
Khả năng miễn dịch là "rào chắn phòng thủ" của cơ thể bởi vì miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ. Hệ thống miễn dịch không chỉ có thể xác định vi khuẩn và vi trùng xâm nhập cơ thể kịp thời mà còn sản xuất các yếu tố kháng bệnh để loại bỏ chúng.
Nếu khả năng miễn dịch bị phá hủy, khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể con người, khả năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch sẽ giảm, khiến virus xâm nhập vào các tế bào của cơ thể người và gây ra các bệnh khác nhau.

Virus và vi khuẩn không phải là nguyên nhân duy nhất gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch. Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể "phá hủy" khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
6 hành vi hủy hoại hệ miễn dịch rất nhiều người mắc phải
1. Thường xuyên thức khuya
Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy so với những người ngủ từ 7,5 đến 8,5 giờ mỗi đêm, những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm giảm 50% lượng kháng thể chống lại bệnh cúm trong cơ thể họ. Vì vậy, đừng tiếc thời gian cho giấc ngủ. Dù là người bận rộn bạn cũng cần ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm với người lớn, người già có thể ngủ khoảng 6 tiếng/đêm.

2. Ăn kiêng quá mức, ăn nhiều đồ chiên nướng...
Chế độ ăn kiêng quá mức, chỉ ăn một loại thực phẩm trong thời gian dài, ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, hoặc thích ăn những thực phẩm chiên rán, nướng… đều có thể gây thiếu chất, béo phì và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
3. Căng thẳng
Những cảm xúc như căng thẳng tinh thần, trầm cảm và bi quan đều có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết glucocorticoid, và sau đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
4. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

5. Lười uống nước
Uống nước đầy đủ có tác dụng duy trì màng nhầy đường hô hấp, giữ ẩm, khiến cho các virus cảm lạnh gặp khó khăn trong việc sinh sản khi xâm nhập vào cơ thể và có thể tăng cường miễn dịch. Mỗi người được khuyến cáo nên cung cấp cho cơ thể 40ml/kg trọng lượng. Trẻ em cũng được khuyến khích uống nhiều nước hơn để tăng cường hệ miễn dịch.
6. Có ít mối quan hệ xã hội
Nghiên cứu tìm thấy rằng, những người có mối quan hệ hạn hẹp dễ bị bệnh hơn những người có quan hệ rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, thường xuyên liên lạc với bạn bè, gửi tin nhắn, trò chuyện có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Khi khả năng miễn dịch bị phá hủy, cơ thể sẽ có những phản ứng nào?
1. Dễ bị nhiễm trùng
Dễ bị nhiễm trùng là một trong những biểu hiện thường gặp của khả năng miễn dịch kém. Khi hệ miễn dịch không thể hoạt động bình thường để chống lại nhiễm trùng, cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm... Biểu hiện thường thấy nhất là rất dễ bị cảm lạnh, nhất là khi chuyển mùa.

2. Dễ mệt mỏi
Đối với những người có chức năng miễn dịch bình thường, vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể và tinh thần dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu chức năng miễn dịch tương đối thấp, tập thể dục một chút sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, làm cho bạn trông giống như thiếu năng lượng, tạo cho người ta cảm giác không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thậm chí, những người có hệ miễn dịch kém còn có biểu hiện không hứng thú với bất cứ việc gì và cảm thấy khó thở sau khi hoạt động một chút, rất dễ mệt mỏi.
3. Bệnh dễ tái phát
Người bị suy giảm khả năng miễn dịch rất dễ mắc các bệnh viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, đau bụng, tiêu chảy và các bệnh khác... Các bệnh này rất dễ lặp đi lặp lại, chu kỳ bệnh tương đối dài, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Việc phục hồi cũng cần nhiều thời gian và năng lượng hơn.

1. Thực phẩm chứa kẽm
Nguyên tố kẽm có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân, bởi nguyên tố kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều loại men và có tác dụng xúc tác rất lớn đối với các hoạt động sống. Để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể không thể thiếu nguyên tố kẽm.
10 mẹo ăn uống giúp bạn luôn khỏe đẹp trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội
Đậu phộng, hạt mè, quả óc chó, hàu và các loại thực phẩm khác đều chứa hàm lượng kẽm cao, bạn có thể thêm chúng vào danh sách ăn uống giúp bồi bổ cơ thể.
2. Thực phẩm chứa vitamin C
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng vitamin C trong bạch cầu bị suy giảm thì hiệu quả chiến đấu của bạch cầu sẽ bị suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm dần khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, tăng cường vitamin C chính là tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Ớt màu, cần tây, cà chua, trái kiwi và các loại thực phẩm khác rất giàu vitamin C, nếu bạn bổ sung hàng ngày sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể và trở nên khỏe mạnh hơn.

3. Thực phẩm chứa selen
Các chức năng chuyển hóa vật chất, bảo vệ miễn dịch và giải độc của cơ thể không thể tách rời selen. Selen có thể thúc đẩy các tế bào lympho tiết ra các tế bào lympho, tăng cường kích thích miễn dịch dịch thể và sự hình thành các globulin miễn dịch.
Cá, trứng, thịt... là những thực phẩm rất giàu selen giúp bồi bổ cơ thể mà chúng ta có thể ăn hàng ngày.
4. Thực phẩm chứa sắt
Sắt tham gia vào thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể, thiếu sắt không chỉ thiếu máu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể sẽ ngày càng kém đi.
Để bổ sung sắt, bạn nên ăn thức ăn thực vật, vì thức ăn động vật có hàm lượng cholesterol rất cao, bạn nên ăn nhiều rau bina, anh đào, mộc nhĩ đen và các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao khác.
5. Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E là một chất điều hòa miễn dịch. Vitamin E có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ các axit béo không no trên màng tế bào, có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bồi bổ cơ thể, duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Do đó, nếu muốn kích hoạt khả năng miễn dịch, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E.
Hàm lượng vitamin E trong các loại dầu thực vật rất phong phú.
T.L

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 6 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 22 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.