Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 sai lầm khi uống thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

Chủ nhật, 13:19 09/02/2025 | Sống khỏe

Uống thuốc đúng cách sẽ mang lại kết quả điều trị tối ưu. Nếu cách uống, thời gian dùng thuốc không đúng, kết hợp với chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến điều trị không hiệu quả, làm tăng tác dụng phụ, biến chứng do dùng thuốc.

Dưới đây là một số sai lầm khi uống thuốc cần lưu ý:

1. Uống thuốc không đúng giờ

Bất cứ khi nào bạn được kê đơn một loại thuốc mới, cần phải trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về cách thức và thời điểm dùng thuốc như thuốc được dùng trước, trong hay sau bữa ăn. Nhiều thuốc sẽ có hiệu quả khi uống lúc đói (trước bữa ăn), nhưng một số thuốc cần uống trong hoặc sau bữa ăn (nghĩa là phải có thức ăn mới hấp thu tốt)...

- Uống trước bữa ăn: Có nghĩa là thuốc cần được uống khi bụng đói trước bữa ăn 1 giờ để dễ hấp thu.

- Uống sau bữa ăn: Có nghĩa dùng thuốc ngay sau bữa ăn hoặc sau ăn 30 phút, để thức ăn giảm bớt sự kích thích của thuốc đối với đường tiêu hóa hoặc thúc đẩy sự hấp thu của thuốc tốt hơn qua đường tiêu hóa...

2. Uống thuốc khi nằm

Khi uống thuốc ở tư thế nằm, thuốc sẽ dễ dàng bám vào thành thực quản. Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả, thuốc còn gây kích ứng thực quản, gây ho hoặc viêm nhiễm cục bộ... nặng có thể làm tổn thương thành thực quản. Vì vậy, tốt nhất nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng.

3. Uống thuốc trực tiếp từ chai (đối với dạng lỏng)

Đối với thuốc dạng lỏng như sirô, hỗn dịch... một số người có thói quen uống thuốc trực tiếp từ miệng chai (tu thuốc). Điều này sẽ làm chất lỏng thuốc dễ bị nhiễm bẩn và đẩy nhanh quá trình hư hỏng. Mặt khác, lượng thuốc uống vào không thể được kiểm soát chính xác, sẽ không đạt được hiệu quả chữa bệnh hoặc dùng quá liều sẽ làm tăng tác dụng phụ.

4. Dùng nhiều loại thuốc cùng lúc

Dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khó tránh khỏi tương tác thuốc , thậm chí có thể gây ra một số tác dụng phụ, tương tác thuốc không mong muốn.

Ví dụ: Dùng thuốc chống trầm cảm cùng với thuốc dị ứng làm cho khó kiếm soát được các triệu chứng trầm cảm. Hoặc bổ sung magie cùng thuốc thyroxine sẽ làm cho thuốc thyroxine trở nên vô tác dụng.

Nếu nghi ngờ một số loại thuốc đang dùng hoặc sắp dùng có thể có tương tác bất lợi, bạn phải chủ động hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ, đồng thời nhớ không được tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc.

Trong một số trường hợp, việc tự ý ngừng thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng cai thuốc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Nếu có lý do khiến bạn không thể dùng thuốc theo chỉ định (vì thuốc gây khó chịu hoặc tác dụng phụ), hãy trao đổi với bác sĩ.

6 sai lầm khi uống thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị- Ảnh 1.

Uống thuốc không đúng cách làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.

5. Uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng axit dạ dày, không có lợi cho việc hòa tan và hấp thu thuốc. Nói chung, uống thuốc với 1 cốc nước ấm là đủ.

Đối với các chế phẩm đặc biệt như sirô, đặc biệt là sirô ho, thuốc cần phủ lên bề mặt niêm mạc họng bị viêm để tạo thành lớp màng bảo vệ nhằm giảm phản ứng viêm niêm mạc, ức chế kích ứng, giảm ho, do đó không nên uống nước trong vòng 5 phút sau khi uống sirô.

6. Tập thể dục ngay sau khi uống thuốc

Cũng giống như sau khi ăn, bạn không nên tập thể dục ngay sau khi uống thuốc. Thông thường phải mất 30-60 phút để thuốc hòa tan, hấp thu qua đường tiêu hóa và phát huy tác dụng sau khi uống. Trong thời gian đó cần có đủ máu để tham gia tuần hoàn. Ngay lập tức vận động sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp đến đường tiêu hóa và các cơ quan khác không đủ, hiệu quả hấp thu của thuốc sẽ giảm đi rất nhiều.


ThS. DS. Trần Phương Duy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bưởi có bộ phận là 'thần dược đại bổ', chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Bưởi có bộ phận là 'thần dược đại bổ', chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trong khi tép bưởi thơm ngon và mọng nước được yêu thích, vỏ bưởi thường bị bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ít ai biết rằng bưởi đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Thực phẩm rẻ tiền đang bán đầy chợ giúp thải độc gan hiệu quả, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Thực phẩm rẻ tiền đang bán đầy chợ giúp thải độc gan hiệu quả, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thải độc gan bằng nước ép cà rốt sau Tết là một trong những liệu pháp khá an toàn. Để phát huy công dụng hiệu quả, bạn có thể kết hợp cà rốt và các loại hoa quả khác như cam, chanh...

4 thói quen ăn lẩu hại thận

4 thói quen ăn lẩu hại thận

Sống khỏe - 6 giờ trước

Khi thời tiết lạnh, lẩu là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng thành phần của lẩu có thể làm tăng gánh nặng cho thận khi tiêu thụ quá nhiều.

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc suy gan cấp, xơ gan, viêm gan B mạn tính, hôn mê gan độ 2 và có nguy cơ tiến triển nhanh lên độ 3-4 do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B.

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng đùa nghịch dùng máy xịt hơi dí vào hậu môn dẫn đến vỡ đại tràng, trực tràng.

Loạt 'thuốc bổ tự nhiên' dễ tìm, tốt cho người bị cúm, giúp ngừa cả biến chứng

Loạt 'thuốc bổ tự nhiên' dễ tìm, tốt cho người bị cúm, giúp ngừa cả biến chứng

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Cúm là bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút

Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Đi bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người.

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, hơi thở đầy mùi rượu... là dấu hiệu của việc uống nhiều rượu, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy có cách nào giảm nhanh sự khó chịu này?

Top