7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè
Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…
1. Nguyên nhân gây ngứa da vào mùa hè?
Một nguyên nhân phổ biến gây ngứa da trong mùa hè là cháy nắng, do tiếp xúc kéo dài với tia cực tím (UV) làm tổn thương da, gây viêm và ngứa. Phát ban do nhiệt có thể xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến mồ hôi bị ứ đọng, mẩn đỏ, nổi mụn, ngứa.
Các hoạt động ngoài trời gia tăng trong mùa hè cũng làm tăng nguy cơ bị côn trùng cắn do muỗi, ve và các loài gây hại khác, gây kích ứng, ngứa da cục bộ.

Ngứa da có thể xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến mồ hôi bị ứ đọng, mẩn đỏ, nổi mụn và ngứa.
2. Biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để làm dịu làn da trong mùa hè.
2.1. Chườm mát
Chườm khăn ẩm, mát hoặc túi nước đá lên vùng ngứa để làm dịu chứng viêm, giảm khó chịu. Nhiệt độ lạnh giúp làm tê da, giảm ngứa ngay lập tức trong mùa hè.
2.2. Tắm bột yến mạch
Thêm bột yến mạch dạng keo vào bồn nước ấm và ngâm trong 15 - 20 phút để giảm ngứa và kích ứng. Bột yến mạch chứa các hợp chất chống viêm giúp làm dịu da, phục hồi hàng rào tự nhiên, khiến đây trở thành phương thuốc hiệu quả cho các tình trạng da khác nhau, bao gồm cháy nắng và côn trùng cắn.
2.3. Gel lô hội
Thoa gel lô hội tươi trực tiếp lên vùng da ngứa để giảm bớt kích ứng, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Nha đam có đặc tính làm mát, chống viêm giúp làm dịu vết cháy nắng, vết côn trùng cắn và các dạng ngứa mùa hè khác, giúp giảm đau nhanh chóng, thúc đẩy quá trình phục hồi da.

Gel lô hội tươi giúp giảm ngứa da và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
2.4. Bột baking soda
Trộn baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng da bị ngứa để làm dịu cơn ngứa. Baking soda có đặc tính chống viêm giúp giảm ngứa và viêm, khiến nó trở thành một phương thuốc đơn giản nhưng hiệu quả cho chứng ngứa mùa hè do cháy nắng, phát ban hoặc phản ứng dị ứng.
2.5. Giấm táo pha loãng
Pha loãng giấm táo với nước và thoa lên vùng da ngứa bằng bông gòn hoặc vải mềm.
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm… giúp giảm ngứa, giảm viêm. Đây là phương thuốc tự nhiên cho các tình trạng da khác nhau, bao gồm cháy nắng, côn trùng cắn và phát ban do nhiệt.
2.6. Dầu bạc hà
Pha loãng dầu bạc hà với dầu nền (dầu vận chuyển) như dầu dừa rồi thoa lên vùng ngứa để giảm đau.
Dầu bạc hà giúp làm tê da và giảm ngứa tạo cảm giác sảng khoái. Đây là phương thuốc hữu ích cho chứng ngứa mùa hè do cháy nắng, phát ban hoặc côn trùng cắn.
Đặc tính kháng khuẩn dầu bạc hà có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da.
2.7. Massage bằng dầu dừa
Massage dầu dừa lên vùng da bị ngứa để dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng. Dầu dừa chứa axit béo giúp hydrat hóa da, giảm viêm, giảm ngứa mùa hè do khô, cháy nắng hoặc côn trùng cắn.
Đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành da.

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.