7 điều không nên khi uống trà xanh
Trà xanh là một loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo những giá trị tối ưu của trà xanh, mọi người cũng cần biết uống trà đúng cách.
1. Những lợi ích sức khỏe của trà xanh
Trà xanh có tác dụng làm giảm cholesterol. Trà xanh đã được chứng minh là làm giảm mỡ máu xấu (tức là LDL) có thể tích tụ trong cơ thể gây tăng mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dễ dẫn đến đột quỵ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Trà xanh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp chống lại nhiều bệnh tật. Trà rất giàu chất chống oxy hóa và caffeine giúp cải thiện chức năng não và có thể giúp suy nghĩ nhanh hơn. Trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư . Trà xanh chứa hàm lượng polyphenol cao được cho là làm giảm nguy cơ ung thư trong một số nghiên cứu.
Trà xanh được cho là có tác dụng giảm cân và giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất tổng thể. Uống trà xanh có thể giúp cải thiện làn da, chủ yếu là do đặc tính kháng khuẩn, chống viêm giúp chống lại mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.

Nên dùng 2-3 tách trà xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Một số điều không nên làm khi uống trà xanh
Mặc dù trà xanh có nhiều lợi ích tốt nhưng cần phải biết cách tiêu thụ trà xanh đúng lúc, đúng cách. Bởi vì nếu uống trà sai cách thì sẽ không thể cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí còn có hại.
2.1. Không uống trà ngay sau bữa ăn
Người ta cho rằng uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể giúp đốt cháy calo nhưng đó không phải là cách uống trà xanh đúng cách. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Việc làm này có thể làm đau dạ dày vì thức ăn bạn tiêu thụ chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Để tận dụng tối đa khả năng chống oxy hóa của trà xanh, bạn nên uống trà xanh giữa các bữa ăn. Vì chất tannin trong trà cản trở sự hấp thụ sắt, tốt nhất bạn không nên uống trà cùng với bữa ăn mà cách xa bữa ăn ít nhất 1 giờ trước hoặc sau khi ăn.
2.2. Không nên ngâm lá trà quá lâu
Nhiều người có xu hướng để lá trà trong nước lâu hơn, nghĩ rằng điều này sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng không phải vậy.
Để lâu hơn thời gian khuyến nghị thực sự có thể khiến trà trở nên đắng, ảnh hưởng tới độ ngon của trà. Hơn nữa, nó cũng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng ban đầu.
Để tận dụng hết những lợi ích sức khỏe của trà, thời gian ngâm tối ưu khi pha trà là 5 phút đối với trà xanh, 5-10 phút đối với trà đen và 15 phút đối với trà trắng.
2.3. Không nên uống trà quá nóng
Nhiều người tin rằng trà xanh chỉ có lợi khi uống nóng nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Mặc dù cần phải tuân theo quy trình được khuyến nghị nhưng đun sôi quá mức không giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Uống trà quá nóng có thể gây bỏng niêm mạc và cũng có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày do nhiệt độ quá cao.
2.4. Không nên uống thuốc cùng với trà xanh
Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng vì trà xanh có lợi cho sức khỏe nên có thể dùng thay nước. Điều đó không đúng. Thuốc chỉ nên dùng theo đơn và chủ yếu là dùng với nước lọc. Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.
2.5. Không uống trà xanh vào buổi tối
Uống trà xanh vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật. Do hàm lượng caffeine trong trà xanh, trà xanh không phải là chất thúc đẩy giấc ngủ tốt nhất và không nên uống trà vào buổi tối. Không nên uống trà xanh trước khi đi ngủ vì nó có chứa caffeine và có tác dụng lợi tiểu. Hãy tiêu thụ trà xanh ít nhất 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

Không nên uống trà xanh trước khi đi ngủ vì nó có chứa caffeine và có tác dụng lợi tiểu.
2.6. Không thêm mật ong vào trà nóng
Mật ong là một chất thay thế tuyệt vời để tạo nên vị ngọt lành mạnh cho trà. Tuy nhiên, thêm mật ong vào trà nóng sẽ làm mật ong mất đi đặc tính của nó khi pha với trà rất nóng. Tốt nhất đợi đến khi trà còn hơi ấm thì mới thêm mật ong.
2.7. Không uống trà xanh thay nước lọc hàng ngày
Trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là uống càng nhiều càng tốt. Nhiều người có thói quen uống trà xanh cả ngày thay thế cho nước lọc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên uống không quá 3 - 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh. Nếu uống quá nhiều (trên 10 tách/ngày) sẽ dẫn tới những bất lợi như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi...
Thiên Châu

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.