7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Những ngày nghỉ Tết là thời điểm đẹp với rất nhiều người để xem, nhiều nơi để đi. Mang thai trong dịp Tết có thể có nghĩa là mẹ bầu có những ưu tiên khác so với trước đây nghĩa là với việc mẹ bầu phải chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, vì vậy năm nay, hãy dành thời gian cho bản thân và tận hưởng những ngày nghỉ khi chuẩn bị chào đón một em bé mới chào đời.
7 cách giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe các ngày nghỉ Tết:
1. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Những ngày nghỉ Tết thường ăn quá nhiều do đó điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh , bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu cần đặc biệt giữ vững chế độ dinh dưỡng khoa học trong dịp này, nên ăn đủ 3 bữa và chia nhỏ các bữa phụ để cung cấp năng lượng liên tục cho cả ngày.
Đảm bảo nguyên tắc chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn và đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau:
- Chất bột đường (glucid): gồm gạo, khoai, ngô, mì…;
- Chất đạm (protein): gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…;
- Chất béo : gồm dầu, mỡ, lạc, vừng…;
- Vitamin, khoáng chất và chất xơ: gồm các loại rau củ (cải xoăn, súp lơ, măng tây, rau dền, đậu bắp…) và trái cây (bơ, đu đủ, cam, quýt,,,) giàu vitamin C.
Mẹ bầu cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu trong quá trình mang thai như canxi, acid folic, omega-3, sắt: kẽm, i-ốt.
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn, vì vậy hãy nhớ làm theo những lời khuyên để ăn uống và chuẩn bị thực phẩm an toàn trong dịp Tết. Mẹ bầu cũng nên tránh các món ăn sống hoặc chưa chín kỹ như thịt nguội hoặc thịt chưa chín kỹ, nên ăn chín uống sôi. Đặc biệt, cần hạn chế ăn quá nhiều chất béo và đồ ngọt vì có thể dẫn đến tăng cân quá giới hạn cho phép hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Mẹ bầu rất dễ quên bổ sung đủ chất lỏng do di chuyển nhiều nơi hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vì vậy, luôn mang theo một bình nước bên mình để uống đủ nước , nhu cầu trung bình từ 1,5-2,5 lít nước/ngày. Tuyệt đối không nên uống rượu, bia và các chất kích thích…
2. Giảm căng thẳng bằng một số bài tập
Dù Tết bận rộn đến mấy, mẹ bầu cũng cần lưu ý dành thời gian vận động, luyện tập thể thao nhẹ nhàng, hợp lý. Duy trì việc tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp cho thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tránh mệt mỏi trong những ngày Tết.
Nếu lịch trình bận rộn quá nhiều và mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi và đi bơi, tập yoga hoặc đi dạo. Hoạt động thể chất thường xuyên khi mang thai không chỉ giúp cảm thấy tốt hơn mà còn giúp lấy lại vóc dáng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, đồng thời chống lại một số khó chịu khi mang thai, kiểm soát căng thẳng và thậm chí giảm nguy cơ biến chứng như tiền sản giật.
3. Chọn đồ mặc đồ thoải mái phù hợp với thai kỳ
Tùy thuộc vào khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu có thể không muốn mặc bất cứ thứ gì quá chật khi đang trong ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ bầu không thể ăn diện, mặc đẹp. Ăn mặc thoải mái theo mùa và mang giày dép thoải mái. Điều quan trọng cần nhớ là mẹ bầu nên ăn mặc phù hợp với vóc dáng bà bầu của mình hơn là chọn những kiểu dáng phù hợp với mình trước khi mang thai.
4. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Mẹ bầu có thể muốn tự mình làm mọi việc và muốn tổ chức bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao sức chịu đựng của mình và không cho mình nghỉ ngơi hoặc ngủ vì thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và sinh mổ. Không cần phải cảm thấy có lỗi hay ngại từ chối tham gia làm bữa ăn Tết nếu không thể tham gia nhiều như mọi năm. Nên dành thời gian thư giãn, giao phó việc bếp núc hay một số nhiệm vụ cho người khác trong gia đình.
5. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân
Những ngày nghỉ lễ là khoảng thời gian tuyệt vời trong năm nhưng cũng có thể vô cùng căng thẳng. Mang thai càng làm mọi việc khó khăn hơn. Cơ thể của mẹ bầu đã trải qua rất nhiều thay đổi và kết hợp với nhu cầu của kỳ nghỉ lễ, mẹ bầu rất dễ thấy mình bị quá tải về tinh thần và thể chất.
Trong những ngày Tết, phụ nữ mang thai cần cố gắng duy trì lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn. Nếu người mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe như đau bụng, ra máu, chóng mặt, buồn nôn, thai ít cử động… thì cần đến ngay cơ sở sản khoa để được khám và cấp cứu kịp thời.
Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất để có một thai kỳ tốt.
6. Lên kế hoạch trước nếu muốn đi du lịch
Đi du lịch khi đang mang thai nhìn chung là an toàn, đặc biệt nếu việc mang thai không có nguy cơ cao. Tuy nhiên, vẫn nên lập kế hoạch trước nếu định đi du lịch vào dịp Tết này.
Hãy đảm bảo rằng đang đi du lịch với hồ sơ khám thai mới nhất và thông tin liên hệ của bác sĩ. Hầu hết phụ nữ có thể đi du lịch bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay từ tuần thứ 14 cho đến khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ nhưng nếu gần đến ngày dự sinh thì mẹ bầu không nên đi chơi xa nhà. Những thai phụ đang trong quý 1 và quý 3 của thai kỳ nên hạn chế đi xa. Nếu như đi ô tô thì không nên ngồi quá lâu, suốt cả chặng đường dài mà cứ khoảng 2 tiếng thì dừng lại nghỉ ngơi rồi đi tiếp.
Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong dịp Tết đó là nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sốt xuất huyết, Adenovirus , COVID-19, thậm chí là virus Zika... khi giao lưu, tiếp xúc với nhiều người và di chuyển đến các vùng có dịch.
Đặc biệt, đối với những thai phụ được xếp vào nhóm nguy cơ cao như tiền sản giật, rau cài răng lược, rau tiền đạo hoặc mổ đẻ nhiều lần thì tuyệt đối không nên đi chơi xa hoặc đi du lịch trong dịp Tết. Mẹ bầu nên lưu số điện thoại của bác sĩ đang theo dõi cho mình để được tư vấn kịp thời khi cần thiết.
7. Đến cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu chuyển dạ
Những dấu hiệu báo hiệu chuyển dạ mà các sản phụ nên lưu ý để kịp thời đến các cơ sở y tế và chuẩn bị cho cuộc sinh được an toàn như chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con, có dấu hiệu sinh non trước tuần thai thứ 37; Thai phụ bị nhức đầu, tăng huyết áp hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim…
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...