7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?
GĐXH - Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.
7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất
Bảy hành tinh TRAPPIST-1 từ lâu vẫn là tâm điểm của cuộc tranh cãi kéo dài, khi các nhà khoa học lo ngại rằng một số yếu tố từ ngôi sao mẹ và trong chính nội tại các hành tinh có thể cản trở khả năng sinh sống của chúng.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature, dẫn đầu bởi nhà thiên văn Franck Selsis từ Đại học Bordeaux (Pháp), đã đem lại một tin vui lớn.
TRAPPIST-1 là một ngôi sao lùn đỏ, nhỏ bé và mát hơn Mặt Trời rất nhiều, nằm cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng. Bảy hành tinh của nó - với kích cỡ và dạng thức tương đối khác biệt - đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống.
Thứ khiến các nhà khoa học chú ý nhất là cả bảy hành tinh đều có một khả năng khá lớn là chứa đựng được nước lỏng trên bề mặt hoặc bên trong.
Tuy nhiên có những cản trở đặt ra. Sự kỳ lạ của vài "hành tinh đại dương" trong số đó làm một số nhà khoa học "lung lay", lo rằng việc nó có quá nhiều nước so với Trái Đất sẽ làm hại sự sống.
Mối lo ngại lớn nhất vẫn là ngôi sao mẹ: Sao lùn đỏ tuy mát mẻ nhưng có bức xạ rất lớn, với những cơn gió sao mạnh mẽ có thể khiến nước trong khí quyển tan vào không gian và biến thành bản sao của Sao Kim thay vì Trái Đất.
Nhưng TS Selsis cho biết sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 sẽ giảm độ sáng theo thời gian.
Mô hình do ông và các cộng sự phát triển chỉ ra rằng TRAPPIST-1 trẻ tuổi ban đầu đúng là đã tạo nên các điều kiện "địa ngục" cho 7 hành tinh của nó, nhưng vì chỉ là sao lùn đỏ nên sẽ không đủ nóng để làm tan chảy lớp vỏ và lớp phủ của các hành tinh magma này.
Điều này có nghĩa khá nhiều nước vẫn còn tồn tại trong đá. Tức là việc đa số các hành tinh này ngậm nước nhiều hơn Trái Đất vô tình mang lại lợi thế.
Vào những năm sau khi sao mẹ nguội đi, các đại dương nước lỏng đã có thể hình thành, mà cho đến thời điểm hiện tại có thể chứa đựng sự sống dồi dào.
Theo tờ Space, phát hiện này không chỉ làm tăng thêm niềm tin vào 7 "miền đất hứa" vốn được giới thiên văn quan tâm trong thời gian qua, mà còn tăng thêm cơ hội rất lớn để loài người chứng minh mình không cô đơn trong Ngân Hà.
Bởi lẽ, sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 là loại sao phổ biến nhất trong Ngân Hà - tức Milky Way, thiên hà chứa Trái Đất của chúng ta.
Phát hiện bất ngờ về sự ra đời của 7 hành tinh gần giống Trái Đất
Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.
Nhà thiên văn học Gabriele Pichierri từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) và các cộng sự đã lập nên một mô hình để giải thích cấu hình quỹ đạo đặc biệt của hệ TRAPPIST-1.
Trước đó, người ta phát hiện các cặp hành tinh lân cận trong hệ sao này có tỉ lệ chu kỳ lần lượt là 8:5, 5:3, 3:2, 3:2, 4:3 và 3:2. Điều đó khiến chúng tạo thành một vũ điệu nhịp nhàng khi "khiêu vũ" quanh ngôi sao mẹ, gọi là sự cộng hưởng quỹ đạo. Tuy vậy, có một chút hơi "lạc nhịp": TRAPPIST-1 b và TRAPPIST-1 c là 8:5; trong khi TRAPPIST-1 c và TRAPPIST-1 d là 5:3. Điều này đã vô tình tiết lộ về một lịch sử di cư hành tinh phức tạp bên trong hệ.
Theo các tác giả, hầu hết các hệ hành tinh được cho là đã bắt đầu ở các trạng thái cộng hưởng quỹ đạo, nhưng sau đó gặp phải sự bất ổn đáng kể trong vòng đời của chúng và trở nên lạc nhịp.
Mô hình cho thấy 4 hành tinh ban đầu của hệ, nằm gần sao mẹ, tiến hóa riêng lẻ trong chuỗi cộng hưởng 3:2 đều đặn.
Chỉ khi ranh giới bên trong của đĩa tiền hành tinh - tồn tại quanh các ngôi sao khi chúng còn trẻ và là đĩa vật liệu để kết tụ hành tinh - mở rộng ra bên ngoài thì quỹ đạo của chúng mới nới lỏng và thành cấu hình mà chúng ta quan sát ngày nay.
Hành tinh thứ tư, ban đầu nằm ở ranh giới bên trong của đĩa, di chuyển ra xa hơn, sau đó lại bị đẩy vào bên trong khi 3 hành tinh bên ngoài ra đời trong giai đoạn thứ 2 của quá trình hình thành hệ.
Phát hiện mới này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một quá trình từng diễn ra khi hệ Mặt Trời còn sơ khai, bao gồm việc Sao Mộc - hành tinh hình thành đầu tiên - di chuyển và xô đẩy các hành tinh đang hoài thai còn lại.
Ngoài ra, kết quả nói trên cũng cho thấy Thái Dương hệ thuở "hồng hoang" là một thế giới khắc nghiệt hơn nhiều, với các vụ va chạm lớn đẩy 8 hành tinh trong hệ vào một vũ điệu lộn xộn như ngày nay.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 19 phút trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 13 giờ trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểm - 4 ngày trướcMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.
Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'
Tiêu điểm - 4 ngày trướcGĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.
Chuyện ít biết về nữ giáo sư Việt Nam được lấy tên đặt cho tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời
Tiêu điểm - 5 ngày trướcGĐXH - Nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh ra ở TP.HCM (Việt Nam) sau đó sang Mỹ để sinh sống và nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học. Hiệp hội thiên văn Mỹ đã lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Ông bố ném con gái 3 tuổi của mình vào xe tải lớn đang chạy giữa đường, sự thật phía sau khiến dư luận chấn động
Tiêu điểmBé gái 3 tuổi đã tử vong tại chỗ do bị chiếc xe tải vài tấn cán qua người.